Bằng đoạn văn lập luận tổng phân hợp (12c). Hãy trình bày cảm nhận về nhân vật cai lệ. Trong đó có sử dụng 1 câu cảm thán.
No copy
Bằng đoạn văn lập luận tổng phân hợp (12c). Hãy trình bày cảm nhận về nhân vật cai lệ. Trong đó có sử dụng 1 câu cảm thán.
No copy
Ngòi bút hiện thực của Ngô Tất Tố đã khắc họa hình ảnh của cai lệ hiện lên với sụ hống hách, thô bạo. Hình ảnh đầu tiên mà hắn xuất hiện là cùng với roi da, tay thước, dây thừng và “thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ”. Hắn xưng hô cũng thật thô thiển, gọi anh Dậu là thằng, xưng ông, gọi chị Dậu là mày, xưng ông, cha. Tuy cai lệ chỉ là một tên tay sai của lí trưởng nhưng cũng tính là một chức quan nhỏ, là đại diện của pháp luật, của nhà nước, vậy mà hắn xuất hiện với tất cả sự vô lương, vô văn hóa, thô lỗ,… và hắn còn là một con người tàn bạo khi hắn “bịch luôn vào ngực chị Dậu mấy bịch rồi xấn xổ đến bắt anh Dậu”. Tên cai lệ tàn bạo, bỏ ngoài tai những lời van xin thảm thiết của chị Dậu và những tiếng kêu khóc như ri của trẻ con, tình cảnh thê thảm của anh Dậu không làm hắn động lòng. Hắn là công cụ bằng sắt vô tri vô giác, mục đích duy nhất là bắt trói anh Dậu theo lệnh của quan trên. Chỉ xuất hiện trong đoạn văn ngắn nhưng nhân vật cai lệ đã được khắc hoạ hết sức nổi bật, sống đông, có giá trị điển hình rõ rệt. Hung dữ, sẵn sàng gây tội ác mà không hề chùn tay, hắn không bị ngăn chặn vì hắn là đại diện cho “nhà nước”, nhân danh ” phép nước ” để hành động, tội ác của hắn được chế độ phong kiến bảo hộ cho. Qua đó giúp ta hiểu rõ về bản chất của xã hội phong kiến đương thời … Lũ bất nhân là cai lệ và người nhà Lý trưởng, bọn chúng đại diện cho bọn tay sai của chế độ thực dân phong kiến- là lũ trâu ngựa đi thi hành công vụ. Qua nghệ thuật khắc hoạ nhân vật một cách sống động có ý nghĩa khái quát cao thì nhân vật cai lệ là hiện thân sinh động cho trật tự xã hội phong kiến vô nhân đạo, một xã hội có thể treo họa xuống người dân lương thiện bất cứ lúc nào. THật tàn bạo !