BẰNG KIẾN THỨC LỊCH SỬ VIỆT NAM 1858-1873 , HÃY LÀM RÕ NHỮNG SAI LÀM KHI BỎ LÕE NHỮNG CƠ HỘI CHỐNG PHÁP

BẰNG KIẾN THỨC LỊCH SỬ VIỆT NAM 1858-1873 , HÃY LÀM RÕ NHỮNG SAI LÀM KHI BỎ LÕE NHỮNG CƠ HỘI CHỐNG PHÁP

0 bình luận về “BẰNG KIẾN THỨC LỊCH SỬ VIỆT NAM 1858-1873 , HÃY LÀM RÕ NHỮNG SAI LÀM KHI BỎ LÕE NHỮNG CƠ HỘI CHỐNG PHÁP”

  1. – Trong quá trình Pháp xâm lược Việt Nam (1858-1884), nhà Nguyễn đã có rất nhiều cơ hội để có thể đánh Pháp giành độc lập, nhưng nhà Nguyễn đã bỏ lỡ:

    – Ngày 1/9/1858, Pháp tấn công Đà Nẵng, nhân dân đã phối hợp với quân triều đình chống trả quyết liệt, làm thất bại âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của Pháp. Nhưng lúc này triều đình lại không phát huy sức mạnh của dân tộc để đánh bạo Pháp hoàn toàn ngay từ đầu xâm lược mà để Pháp chiếm được Bán đảo Sơn Trà.

    – Tháng 7/1860, phần lớn quân Pháp bị điều động sang các chiến trường châu Âu và Trung Quốc. Số quân còn lại ở Gia Định chưa đến 1000 tên, phải dàn mỏng trên một trận tuyến dài hơm 10 km. Nhưng quân ta vẫn đóng ở Đại đồn Chí Hòa mới được xây dựng trong thế “thủ hiểm”!

    – Ngày 21/12/1873, khi quân Pháp đánh ra cầu Giấy, lọt vào trận địa phục kích của ta. Gác-ni-ê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận. Chiến thắng cầu Giấy khiến quân Pháp hoang mang, còn quân dân ta thì phấn khởi, càng hăng hái đánh giặc. Giữa lúc đó, triều đình Huế lại kí với thực dân Pháp Hiệp ước Giáp Tuất (15/ 3/1874).

    – Ngày 19/5/1883. hơn 500 tên địch kéo ra Cầu Giấy đã lọt vào trận địa mai phục của ta. Quân Cờ đen lại phối hợp với quân của Hoàng Tá Viêm đổ ra đánh. Nhiều sĩ quan và lính Pháp bị giết, trong đó có Ri-vi-e. Chiến thắng cầu Giấy lần thứ hai càng làm cho quân Pháp thêm hoang mang, dao động. Chúng đã toan bỏ chạy nhưng triều đình Huế lại chủ trương thương lượng với Pháp

         

    Bình luận
  2. Chiến tranh Pháp–Đại Nam hoặc chiến tranh Pháp-Việt, hay còn được gọi là Pháp xâm lược Đại Nam là cuộc chiến giữa nhà Nguyễn của Đại Nam  Đế quốc thực dân Pháp, diễn ra từ năm 1858 đến năm 1884. Cuộc chiến kết thúc bằng thắng lợi của Đế quốc thực dân Pháp, người Pháp xâm chiếm toàn bộ lãnh thổ Đại Nam và thiết lập bộ máy cai trị, bắt đầu thời kỳ Pháp thuộc trong lịch sử Việt Nam.

    Tháng 8 năm 1858, quân viễn chinh Pháp cùng Tây Ban Nha bộ tấn công vào cảng Đà Nẵng và sau đó rút vào xâm chiếm Sài Gòn. Tháng 6 năm 1862, vua Tự Đức ký hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng ba tỉnh miền Đông cho Pháp. Năm 1867, Pháp chiếm nốt ba tỉnh miền Tây kế tiếp để tạo thành một lãnh thổ thuộc địa Cochinchine (Nam kỳ). Sau khi củng cố vị trí vững chắc ở Nam Kỳ, từ năm 1873 đến năm 1886, Pháp xâm chiếm nốt những phần còn lại của Đại Nam qua những cuộc chiến phức tạp ở Bắc Kỳ. Miền Bắc khi đó rất hỗn độn do những mối bất hòa giữa người Việt và người Hoa lưu vong. Chính quyền Đại Nam không thể kiểm soát nổi mối bất hòa này. Cả Trung Hoa và Pháp đều coi khu vực này thuộc tầm ảnh hưởng của mình và gửi quân đến đó.

    Sau khi giao chiến một thời gian, quân Pháp đã đuổi được phần lớn quân Thanh về Trung Quốc, tuy nhiên tại một số tỉnh quân Thanh vẫn còn có mặt và đe doạ sự có mặt của người Pháp ở Bắc Kỳ. Chính phủ Pháp đã sai Fournier sang Thiên Tân ký với Lý Hồng Chương bản sơ bộ về Hoà ước Thiên Tân, trong nội dung bản hoà ước sơ bộ giữa Pháp và nhà Thanh năm 1884, đã có điều khoản nhà Thanh công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Đại Nam. Ngày 6 tháng 6 năm 1884, hòa ước Patenôtre được ký kết tại kinh đô Huế gồm có 19 điều khoản, chia nước Đại Nam ra làm ba xứ: Bắc Kỳ, Trung Kỳ  Nam Kỳ dưới ba chế độ khác nhau. Mỗi kỳ có một chế độ cai trị riêng như là ba nước riêng biệt. Nam Kỳ là xứ thuộc địa Pháp, Bắc Kỳ và Trung Kỳ là xứ Pháp bảo hộ nhưng triều đình nhà Nguyễn trên danh nghĩa vẫn được quyền kiểm soát.

    Bình luận

Viết một bình luận