Bằng lý luận và thực tiễn hãy phân tích nguyên nhân, nội dung đường lối lãnh đạo của đảng ta trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giai đoạn 195

Bằng lý luận và thực tiễn hãy phân tích nguyên nhân, nội dung đường lối lãnh đạo của đảng ta trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giai đoạn 1954-1975

0 bình luận về “Bằng lý luận và thực tiễn hãy phân tích nguyên nhân, nội dung đường lối lãnh đạo của đảng ta trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc giai đoạn 195”

  1. *Đường lối lãnh đạo CM XHCN ở miền Bắc giai đoạn 1954 – 1975 của Đảng: Hoàn thành cải cách ruộng đất, tiến hành khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh. Cơ sở:

    – Căn cứ vào tình hình thực tế ở miền Bắc và yêu cầu về quyền lợi kinh tế – chính trị của nông dân, củng cố khối liên minh công – nông, mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, Đảng và Chính phủ quyết định “Đẩy mạnh phát động quần chúng thực hiện cải cách ruộng đất”.

    – Sau chiến tranh, cần phải tiến hành khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh.

    *Nội dung: 

    – Đối với hoàn thành cải cách ruộng đất: miền Bắc tiến hành giảm tổ, cải cách ruộng đất. Trong hơn 2 năm (1954 – 1956), ở miền Bắc đã tiến hành 6 đợt giảm tô, 4 đợt cải cách ruộng đất.

    – Đối với khôi phục kinh tế và hàn gắn vết thương chiến tranh: thực hiện quyết nghị của Kì họp thứ 4 Quốc hội khóa I (20 – 26/3/1955), công cuộc khôi phục kinh tế được toàn dân hưởng ứng và triển khai trong tất cả các ngành:

    + Nông nghiệp: khai khẩn đất bị bỏ hoang, mua sắm thêm nông cụ, sửa chữa các đập nước và xây dựng nhiều công trình thủy nông.

    +Công nghiệp: khôi phục, xây dưng và mở rộng các nhà máy, xí nghiệp. Đến cuối năm 1957, có 97 nhà máy, xí nghiệp lớn do Nhà nước quản lí.

    + Thủ công nghiệp, thương nghiệp nhanh chóng được khôi phục, đảm bảo cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho nhân dân và giải quyết phần nào vấn đề việc cho người lao động. Đến cuối năm 1957, miền Bắc có quan hệ buôn bán với 27 nước.

    + Giao thông vận tải: khôi phục 700 km đường sắt, sửa chữa và làm mới hàng ngàn kilômét đường ô tô, xây dựng và mở rộng thêm nhiều bến cảng.

    + Văn hóa, giáo dục, y tế: được quan tâm đẩy mạnh. Hệ thống giáo dục phổ thông theo chương trình 10 năm, thành lập một số trường Đại học, xóa mù chữ cho hơn 1 triệu người; hệ thống y tế chăm sóc sức khỏe cho nhân dân được Nhà nước quan tâm xây dựng;…

    – Đối với cải tạo QH SX , bước đầu phát triển kinh tế – xã hội (1958 – 1960): Trong 3 năm (1958 – 1960), miền Bắc lấy cải tạo XHCN làm trọng tâm. Thực hiện chủ trương này, ở miền Bắc, phong trào vận động xây dựng hợp tác xã phát triển mạnh; thành phần kinh tế quốc doanh được quan tâm phát triển. đến năm 1960, có 172 xí nghiệp lớn do trung ương quản lí và 500 xí nghiệp do địa phương quản lí.

    Bình luận

Viết một bình luận