Bằng một đoạn văn khoảng 10 câu, em hãy phân tích vẻ đẹp của Hồ Chí Minh trong bài thơ “Đi đường”.

By Parker

Bằng một đoạn văn khoảng 10 câu, em hãy phân tích vẻ đẹp của Hồ Chí Minh trong bài thơ “Đi đường”.

0 bình luận về “Bằng một đoạn văn khoảng 10 câu, em hãy phân tích vẻ đẹp của Hồ Chí Minh trong bài thơ “Đi đường”.”

  1. – Không chỉ có bài thơ Tức cảnh Pác Bó, Tẩu Lộ (Đi đường) cũng thể hiện ý chí của người chiến sĩ Cách Mạng này. Những câu thơ như chứa một sức mạnh ngàn cân. Dù đang trên đường đi với bao xiềng xích trên người, ấy vậy mà Người vẫn không nghĩ đến nỗi khó khăn hiện tại ấy, vẫn cất lên cái tâm hồn thi sĩ của mình, vẫn ung dung ngắm nhìn cảnh núi non:

    “Tẩu lộ tài chi tẩu lộ nan/ Núi cao rồi lại núi cao trập trùng”

    =>Thể hiện tinh thần bất khuất, can đảm, không ngại những khó khăn, vất vả, một phong thái ung dung, lạc quan của người chiến sĩ Cách Mạng Hồ Chí Minh.

    – Hồ Chí Minh là một thi nhân có tình yêu gắn liền với thiên nhiên. Những hình ảnh trong bài thơ này đã chứng mình điều đó. Có thể kể tiêu biểu đó là bài thơ Ngắm Trăng với hình ảnh nhân-nguyệt, nguyệt-nhân. (“Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt, Nguyệt tòng song thích khán thi gia”). Dường như cái chấn song kia không thể ngăn cách giữa hai người bạn là vầng trăng và thi sĩ. Cả hai như đối xứng với nhau, nhìn nhau thật lâu, thật thân thiết. Dù ở trong mọi hoàn cảnh, tình cảm của Bác vẫn không đổi, vẫn luôn dành tấm lòng cho thiên nhiên như một người bạn đồng hành.

    => Thể hiện tâm hồn của một người thi sĩ, một tình yêu thiên nhiên tha thiết, sâu đậm và gắn bó biết bao.

    – Thiên nhiên gắn bó với bác trong từng nguồn cảm hứng, trong từng câu thơ không chỉ với tư cách là một người bạn, mà còn là một người mang lại cho Người những bài học cuộc đời rất quý giá mà giản dị. Đọc Đi đường, ta nhận ra điều đó. Núi cứ trùng trùng điệp điệp mọc ra trước mắt, như muốn ngăn bước chân người đi(“Trùng san chi ngoại hựu trùng san/Trùng san đăng đáo cao phong hậu”). Và rồi cuối cùng, khi vượt qua bao núi non ấy, trước mắt ta dường như là cả một khoảng trời mênh mông trong tầm mắt: “Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Từ việc “tẩu lộ” đơn thuần, ta cũng ngẫm ra được một chân lí hết sức giản dị mà thấu đáo:Hãy vượt qua mọi hoàn cảnh khó khăn để có được niềm vui chiến thắng, đặc biệt là vượt lên để chiến thắng bản thân mình.

    => Bác đã đúc kết được chân lí này từ một bài thơ nhỏ. Tuy chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi, nhưng đó dường như là những suy nghĩ được kết tinh từ cách sống của một nhà hiền triết vĩ đại, có tầm nhìn sâu, rộng về cuộc đời.

    => Từ những bài thơ đó, người đọc chúng ta cảm nhận được một phong thái, một hình tượng vĩ đại của vị cha già dân tộc Hồ Chí Minh. Đó là một tâm hồn thi sĩ ẩn trong một tinh thần của người chiến sĩ Cách Mạng kiên cường, lạc quan;đó cũng là phong thái của một nhà hiền triết, một bậc vĩ nhân vĩ đại không chỉ của dân tộc mà của cả thế giới.

    Hay nhất đc khum !!!

    Trả lời
  2. Sau những vất vả, nhọc nhằn của con đường leo núi, khi đã lên đến tận đỉnh người tù cách mạng được chứng kiến một hình ảnh vô cùng hùng vĩ “muôn trùng nước non”. Theo tâm lí thông thường, trên con đường gian lao trập trùng đồi núi, khi lên đến đỉnh, con người dễ lo lắng, mệt mỏi khi nghĩ đến con đường xuống núi dốc thẳm cheo leo và những quả núi ngút ngàn khác. Nhưng Hồ Chí Minh thì ngược lại.Điều Người cảm nhận là niềm tự hào, sung sướng khi được đứng từ trên đỉnh cao chiêm ngưỡng sự hùng vĩ bao la của nước non, vũ trụ. Hình ảnh “thu vào tầm mắt muôn trùng nước non” thật hào sảng. Nó gợi đến hình ảnh bé nhỏ của con người đang đối diện trước cái mênh mông, trập trùng của giang san. Con người ấy không choáng ngợp trước sự kì vĩ của đất trời mà rất vui sướng, bồi hồi như lần đầu tiên được tận mắt nhìn thấy gương mặt của nước non. Chính cảm quan ấy đã nâng vị thế con người sánh ngang tầm non nước.Bài thơ “Đi đường” – “Tẩu lộ” không chỉ là bức tranh về con đường chuyển lao đầy rẫy nhọc nhằn trở ngại, đó còn là bức tranh chân dung tinh thần tự họa Hồ Chí Minh. Từ bài thơ, người đọc có thể cảm nhận hình ảnh Bác vừa có thần thái ung dung, bình tĩnh của một bậc tiên phong đạo cốt vừa có nét kiên cường rắn rỏi, đầy lạc quan của một người chiến sĩ cách mạng. Người không bị cái nhọc nhằn của thể xác lấn át đi ước mơ, khát vọng và lí tưởng mà ngược lại, đã vượt qua gian lao để khẳng định ý chí bền bỉ, sắt đá và niềm lạc quan, tin tưởng vào cách mạng của bản thân mình. Đó là tinh thần thép là vẻ đẹp tâm hồn Bác.

    Trả lời

Viết một bình luận