bằng một đoạn văn tph có câu ghép và phép liên kết (chỉ rõ) trình bày cảm nhận về đoạn thơ thứ ba của bài thơ mũa xuân nho nhỏ

bằng một đoạn văn tph có câu ghép và phép liên kết (chỉ rõ) trình bày cảm nhận về đoạn thơ thứ ba của bài thơ mũa xuân nho nhỏ

0 bình luận về “bằng một đoạn văn tph có câu ghép và phép liên kết (chỉ rõ) trình bày cảm nhận về đoạn thơ thứ ba của bài thơ mũa xuân nho nhỏ”

  1. Thanh Hải sáng tác bài thơ Mùa xuân nho nhỏ giữa mùa đông rét buốt, lúc tác giả đang nằm trên giường bệnh không bao lâu trước khi qua đời. Cả bài thơ là niềm cảm xúc chân thành của nhà thơ trước những vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người khi vào xuân của những tâm niệm, ước vọng của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy.

    Các khổ thơ trên thông qua thể thơ 5 chữ nhịp nhàng, gợi cảm thể hiện niềm tin tự hào của nhà thơ về truyền thống dựng nước, giữ nước oai hung của cha ông cùng tâm tư khát vọng cống hiến cho quê hương đất nước của thi nhân. Niềm tự hào của thi nhân về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc thể hiện sâu sắc qua những hình ảnh thơ đặc sắc:

    “Đất nước bốn nghìn năm

    Vất vả và gian lao

    Đất nước như vì sao

    Vững vàng lên phí trước”

    Khổ thơ ngắn gọn chỉ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ. Ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu. Có cụm từ “bốn ngàn năm” đặt sau từ “đất nước” thể hiên niềm tự hào thật sâu sắc của nhà thơ về truyền thống dựng nước, giữ nước cùng truyền thống văn hóa thật lâu đời trên quê hương đất nước thân yêu này.

    Với nghệ thuật nhân hóa, Tổ quốc như một người mẹ tần tảo,vất vả và gian lao, đã làm nổi bật sự trường tồn của đất nước. Để có được sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu, mồ hôi và cả nước mắt của các thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm. Nhưng dù trở lực có mạnh đến đâu cũng không khuất phục được dân tộc Việt Nam:

    “Sốngvững chãi bốn nghìn năm sừng sững

    Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”.

    (Huy Cận)

    Đất nước 4000 năm vững chãi như thành đồng. Dù có những lúc “vất vả và gian lao” nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục. Ý thơ cụ thể ấy cũng gợi lại khí thế đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt tổ tiên dân tộc ta từ khi dựng nước đến nay.

    Hình ảnh thơ đã tái hiện cụ thể cuộc đấu tranh của Hai Bà Trưng đuổi giữa quân tướng Tô Định ra khởi bờ cõi. Ý thơ cũng đã gợi nhớ các trận chiến oai hung giữa quân dân Đại Việt thời Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Tống, quân Hán, quân Tống, Nguyên Minh, Thanh…giành lại nền hòa bình độc lập dân tộc.

    4000 năm dựng nước, giữ nước đó còn có công lao của Bác Hồ, của cách mạng của Đảng Cộng Sản, của toàn dân ta trước âm mưu xâm lược mà thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mĩ đã thực hiện trên đất nước thân yêu này ở đầu thế kỷ 20 vừa qua. Câu thơ còn gợi ta nhớ lại bản Tuyên ngôn độc lập thật mạnh mẽ của Lý Thường Kiệt trên dòng sông Như Nguyệt trong cuộc chiếm chống quân Tống xâm lược:

    “Nam quốc sơn hà nam đế cư

    Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư

    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm

    Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư”.

    (Sông núi nước Nam vua Nam ở

    Rành rành định phận ở sách trời

    Có sao lũ giặc sang xâm phạm

    Chúng bay sẽ bị đnahs tơi bời”.

    Bình luận

Viết một bình luận