Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất bột có màu tương tự nhau chứa trong các lọ mất nhãn riêng biệt sau FeO, Fe3O4 và Fe2O3

Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất bột có màu tương tự nhau chứa trong các lọ mất nhãn riêng biệt sau FeO, Fe3O4 và Fe2O3

0 bình luận về “Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các chất bột có màu tương tự nhau chứa trong các lọ mất nhãn riêng biệt sau FeO, Fe3O4 và Fe2O3”

  1. Cho các chất vào dung dịch $HNO_3$ loãng dư. $Fe_2O_3$ tan hoàn toàn, không tạo khí; còn lại tan hoàn toàn, tạo khí.

    $3FeO+10HNO_3\to 3Fe(NO_3)_3+NO+5H_2O$

    $3Fe_3O_4+28HNO_3\to 9Fe(NO_3)_3+NO+14H_2O$

    $Fe_2O_3+6HNO_3\to 2Fe(NO_3)_3+3H_2O$

    Cho hai chất còn lại vào dung dịch $HCl$ dư. Hai chất tan hoàn toàn tạo dd trong suốt. Cho $Cu$ vào hai dung dịch, dd của $Fe_3O_4$ hoà tan $Cu$, dung dịch của $FeO$ thì không.

    $FeO+2HCl\to FeCl_2+H_2O$ 

    $Fe_3O_4+8HCl\to 2FeCl_3+FeCl_2+4H_2O$

    $Cu+2FeCl_3\to CuCl_2+2FeCl_2$

    Bình luận
  2. Trích các chất thành các mẫu thử và đánh số:

    – Cho cả 3 chất tác dụng với dung dịch $HCl$, sau đó cho dung dịch $KOH$ vào tiếp theo:

    + Chất có cả kết tủa trắng xanh và nâu đỏ: $Fe_3O_4$

    + Chất có kết tủa xanh : $FeO$
    + Chất có kết tủa nâu đỏ: $Fe_2O_3$

    PTHH:
    $FeO+2HCl\xrightarrow{}FeCl_2+H_2O$
    $Fe_2O_3+6HCl\xrightarrow{} 2FeCl_3+3H_2O$

    $Fe_3O_4+8HCl\xrightarrow{}FeCl_2+2FeCl_3+4H_2O$
    $FeCl_2+2KOH\xrightarrow{}Fe(OH)_2↓+2KCl$

    $FeCl_3+3KOH\xrightarrow{}Fe(OH)_3↓+3KCl$
    ( của $Fe_3O_4$ là cả 2 phương trình cuối á nhưng đã có rồi nên anh không ghi lại nhé, sau giai đoạn 1 nó cả 2 muối nên gđ 2, có cả 2 kết tủa)

    Bình luận

Viết một bình luận