bảng thống kê các thành tựu văn hóa trung quốc thời phong kiến gồm:lĩnh vực,thành tựu,ý nghĩa/nhận xét

bảng thống kê các thành tựu văn hóa trung quốc thời phong kiến gồm:lĩnh vực,thành tựu,ý nghĩa/nhận xét

0 bình luận về “bảng thống kê các thành tựu văn hóa trung quốc thời phong kiến gồm:lĩnh vực,thành tựu,ý nghĩa/nhận xét”

  1. Chữ viết

    Đời nhà Thương, người Trung Hoa đã có chữ Giáp cốt được viết trên mai rùa, xương thú, được gọi là Giáp cốt văn. Qua quá trình biến đổi, từ Giáp cốt văn hình thành nên Thạch cổ văn, Kim văn. Tới thời Tần, sau khi thống nhất Trung Quốc, chữ viết cũng được thống nhất trong khuôn hình vuông được gọi là chữ Tiểu triện.

    Văn học

    Kinh Thi là tập thơ cổ nhất ở Trung Quốc do nhiều tác giả sáng tác thời Xuân-Thu, được Khổng tử sưu tập và chỉnh lý. Kinh Thi gồm có 3 phần: Phong, Nhã, Tụng.

    Thơ Đường là thời kỳ đỉnh cao của nền thơ ca Trung Quốc. Trong hàng ngàn tác giả có ba nhà thơ lớn nổi bật là Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị.

    Tới thời Minh – Thanh, tiểu thuyết lại rất phát triển với các tác phẩm tiêu biểu như: Tam quốc diễn nghĩa (La Quán Trung), Thủy hử (Thi Nại Am), Tây du ký (Ngô Thừa Ân), Nho lâm ngoại sử (Ngô Kính Tử), Hồng lâu mộng (Tào Tuyết Cần),… Trong đó, Hồng lâu mộng được đánh giá là tiểu thuyết có giá trị nhất.

    Sử học

    Người Trung Hoa thời cổ rất có ý thức về biên soạn sử. Nhiều nước thời Xuân Thu đã đặt các quan chép sử. Trên cơ sở quyển sử nước Lỗ, Khổng Tử đã biên soạn ra sách Xuân Thu.

    Tới thời Hán, Tư Mã Thiên là một nhà viết sử lớn đã để lại Sử ký, chép lại lịch sử Trung Quốc gần 3000 năm, từ thời Hoàng Đế đến thời Hán Vũ Đế.

    Tới thời Đông Hán, có các tác phẩm Hán thư của Ban Cố, Tam quốc chí của Trần Thọ, Hậu Hán thư của Phạm Diệp.

    Tới thời Minh và Thanh, các bộ sử như Minh sử, Tứ khố toàn thư là những di sản văn hoá đồ sộ của Trung Quốc.

    Bình luận
  2. Tư tưởng:

    + Nho giáo giữ vai trò quan trọng trong hệ tư tưởng phong kiến là công cụ tinh thần bảo vệ chế độ phong kiến.

    + Phật giáo cũng thịnh hành, nhất là thời Đường

    Sử học

    + Bộ Sử kí của Tư Mã Thiên

    + Thời Đường, Sử quán được thành lập

    – Văn học

    + Thơ phát triển mạnh dưới thời Đường với nhiều nhà thơ nổi tiếng: Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị,…

    + Tiểu thuyết phát triển mạnh thời Minh – Thanh: Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Thủy Hử của Thi Nại Am, Tam QUốc chí của La Quán Trung, Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần,…

    – Các lĩnh vực Toán, Thiên văn học , Y dược cũng đạt nhiểu thành tựu: Cửu chương toán thuật, Bản thảo cương mục,…

    – Về kĩ thuật: 4 phát minh lớn là giấy, kĩ thuật in, la bàn, thuốc súng.

    – Kiến trúc: Vạn lí trường thành, cung điện, tượng Phật,….

    Bình luận

Viết một bình luận