Bằng văn nghị luận: Hãy nêu những tổn hại hoặc biện pháp về lớp học để lớp trở nên tiến bộ trong thi đua HKII

By Savannah

Bằng văn nghị luận: Hãy nêu những tổn hại hoặc biện pháp về lớp học để lớp trở nên tiến bộ trong thi đua HKII

0 bình luận về “Bằng văn nghị luận: Hãy nêu những tổn hại hoặc biện pháp về lớp học để lớp trở nên tiến bộ trong thi đua HKII”

  1. Trong cuộc đời làm nghề giáo của mỗi chúng ta không một ai lại không trãi qua một lần làm công tác chủ nhiệm lớp. Tuy mỗi người có một dấu ấn riêng nhưng để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi chúng ta phải là người giỏi về chuyên môn, giàu có về kinh nghiệm sống, đồng thời là một nghệ sĩ tâm lý tài năng, xử lý khéo léo các tình huống sư phạm. Bởi chúng ta  phải gánh trên vai bao trách nhiệm nặng nề khác, đóng vai trò làm chiếc cầu nối giữa nhà trường với học sinh và gia đình học sinh, giữa các giáo viên bộ môn với học sinh, giữa các học sinh với nhau………

    Vì thế qua nhiều năm giảng dạy được sự  phân công của nhà trường làm công tác chủ nhiệm buồn cũng có mà vui cũng nhiều cũng gặp phải không ít những khó khăn như khi đảm nhận những lớp mà có nhiều học sinh cá biệt vậy phải làm như thế nào để đạt được kết quả cao trong công tác chủ nhiệm thì bản thân tôi đã không những tự cố gắng mà còn học hỏi được rất nhiều từ đồng nghiệp của mình và từ đó tích lũy được một vài kinh nghiệm nhỏ góp phần làm tốt hơn công tác chủ nhiệm góp phần xây dựng lớp tiên tiến  mà sau đây tôi xin phép được trình bày trước hội nghị .

    II. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình xây dựng lớp tiên tiến :

    1.     Thuận lợi:

    – Được nhà trường phân công chủ nhiệm theo lớp từ lớp 10 đến lớp 12  như vậy có thể nắm bắt được đặc trưng của lớp , của từng học sinh dể dàng hơn trong công tác chủ nhiệm

    – Được chủ nhiệm một lớp chọn của nhà trường

    – Được sự quan tâm sâu sát của BGH nhà trường trong công tác chủ nhiệm, với những nội quy quy định hết sức chặt chẻ nghiêm khắc của nhà trường trong việc xử lí những học sinh vi pham.

    – Đồng lòng đồng sức của cả tập thể lớp học phấn đấu để xây dựng lớp tiên tiến

    – Có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm……

        2. khó khăn:

    – Đảm nhận một lớp có nhiều học sinh cá biệt ý thức rèn luyện của các em chưa cao .

    – Không có học sinh giỏi , học sinh học lực trung bình và yêu nhiều

    – Phong trào bề nổi yếu dẫn đến khi tham gia các phong trào thi đua, hội thi  kết quả đạt được không cao .

    – Thiếu sự quan tâm của cha mẹ học sinh …….

    III. Một số giải pháp cụ thể:

     Muốn xây dựng lớp chủ nhiệm của mình trở thành lớp tiên tiến của trường trước hêt cần dựa theo chuẩn đánh giá lớp tiên tiến mà nhà trường đã đề ra từ đó thực hiện như sau:

    1. Trước hết, làm cho học sinh xác định rõ động cơ học tập để các em tự giác trong học tập và rèn luyện, tránh tình trạng các em đến trường vì bố mẹ ép buộc để từ đó duy trì được sĩ số của lớp

    2. Chọn ban cán sự lớp có uy tín, có trách nhiệm, có năng lực , bản lĩnh học lực khá thông qua BCS lớp GVCN năm bắt tình hình và có biện pháp xử lí kịp thời đồng thời phân công công việc phù hợp với năng lực của từng em

    3. Có kỹ luật chặt chẽ, có qui định, nội qui rõ ràng, được học sinh tôn trọng và tự giác chấp hành

    4. Chọn ban cán sự bộ môn giải các bài tập khó trong 15 phút đầu giờ mỗi buổi học giúp học sinh yếu tiến bộ. Phân chia các tổ, nhóm học tập trên lớp và tại nhà. Chú ý chia tổ nhóm học tập theo địa bàn cư trú, gồm đầy đủ các đối tượng HS giỏi, khá, trung bình, yếu, kém… học sinh ngoan và chưa ngoan… để các em giúp nhau học tập, rèn luyện, quy định cụ thể thời gian HS học tập ở nhà mỗi ngày và kiểm tra việc học tập, sinh hoạt của các tổ nhóm  này mỗi tuần một lần bằng các hình thức khác nhau…

    5. Xếp hạnh kiểm hàng tuần, tháng và cuối học kỳ thông qua chuẩn đánh giá do giáo viên soạn ra một cách công khai, dân chủ có nhận xét, góp ý từng học sinh, làm cho học sinh thấy rõ được ưu khuyết điểm và những điều cần khắc phục.

    6. Tổ chức các tiết sinh hoạt chủ nhiệm bắt đầu bằng những tóm tắt kết quả học tập và rèn luyện của cả lớp trong tuần của ban cán sự lớp. Thông qua sổ đầu bài, sổ giám thi, sổ thi đua của Đoàn trường, giáo viên chủ nhiệm nhận xét, đánh giá từng HS. Khen thưởng và phê bình kịp thời, luôn nhắc nhở và động viên tinh thần các em, tạo động lực giúp cả lớp cố gắng hơn.

    7. Thường xuyên bám lớp nhắc nhở, động viên, xữ lý nghiêm khắc đối với những học sinh vi phạm nội quy quy định của trường của lớp đồng thời  triễn khai công việc của nhà trường, đoàn trường, lớp để đạt được hiệu quả cao .

    8. Xây dựng môi trường lớp học vui vẽ, hòa đồng thân thiện giữa các học sinh với nhau tạo nên sự đoàn kết chặt chẽ để xây dựng một tập thể vững mạnh

    9. Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh thông qua số điện thoại, sổ liên lạc thông báo kịp thời tình hình học tập, rèn luyện của từng học sinh để từ đó có biên pháp khắc phục những sai phạm của các em giúp các em tiến bộ.

    10. Thường xuyên liên hệ, phối hợp với giáo viên bộ môn  giảng dạy tại lớp để nắm tình hình học tập, rèn luyện của từng học sinh trong lớp đê có biện pháp xử lý kịp thời

     11.  Thường xuyên đổi mới nội dung, hình thức sinh hoạt để phù hợp với yêu cầu của nhà trương đề ra.

    12. Xử lí mọi việc trên tinh thần gần gũi, kiên trì, tận tình và thấu hiểu tình cảm học sinh  

    13. Giáo dục cho học sinh ý thức xây dựng trường lớp Xanh – Sạch – Đẹp, phòng học đạt chuẩn phòng văn hóa xuất sắc làm đựoc điều đó trước hết phân công công việc cho các tổ trực nhật vệ sinh lớp học sạch sẽ , bảo vệ tài sản trong phòng có ý thức giữ gìn vệ sinh chung .

    14. Thực hiện cam kết giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh và học sinh về việc thực hiên luật an toàn giao thông, điện thoại di động , bạo lực học đường ….

    IV. Đề xuất :

    * Về phía nhà trường:

             Nhà trường cần quan tâm hơn nữa đến giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp như trong đánh giá thi đua cuối năm ngoài việc đánh giá theo chuẩn đã đề ra thì nên linh hoạt trong đánh giá những lớp thi đua có nhiều chiều hướng tiến bộ để khỏi thiệt thòi cho những giáo viên chủ nhiệm những lớp đó .

             Đề xuất với SGD tổ chức các lớp tập huấn cho những giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp để họ có thêm nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm của mình.

             Nhà trường nên giữ nguyên chuẩn đánh giá về học sinh có điểm tổng kết 7,5 ban cơ bản trong chuẩn lớp tiên tiến

    *Về phía đoàn trường :

          – Cần linh hoạt hơn trong quá trình đánh giá thi đua giũa các lớp .

         – Nên cộng điểm tốt, trừ điểm kém vào các đợt thi đua …..

     V.  Kết luận :

    Để xây dựng lớp đạt lớp tiên tiến không phải là việc làm khó đối với tất cả các giáo viên làm công tác chủ nhiệm để đạt được thành quả đó GVCN phải có lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp , có tinh thần trách nhiệm cao đối với mọi công việc,  thường xuyên bám lớp, nghiêm khắc trong xữ lý những vi phạm của học sinh  những phải có tình yêu thương đối với học trò của mình,  làm được điêù đó tôi hy vọng rằng mỗi chúng ta sẽ gặt hái được thành công trong công tác chủ nhiệm .

    Dàn ý

    Trả lời

Viết một bình luận