Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu Giấy

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa rồng bay
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu
-Đoạn thơ trên đã thể hiện điều gì , hãy trả lời thành 1 đoạn văn
Mọi người ai biết thì trả lời giúp nhanh em với ạ , thank

0 bình luận về “Bao nhiêu người thuê viết Tấm tắc ngợi khen tài Hoa tay thảo những nét Như phượng múa rồng bay Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu Giấy”

  1.   Đoạn thơ là hình ảnh ông đồ những ngày huy hoàng, được mọi người yêu quý. Tác giả đã cho ta thấy được lời giới thiệu về thời gian, không gian và những sự việc diễn ra trong thời gian và không gian đó. Khi mùa xuân đến, cũng là lúc ông đồ lại xuất hiện với giấy đỏ, mực tàu. Mọi người đều tấm tắc khen ngợi cũng như ngưỡng mộ ông mà kính cẩn xin ông đồ cho chữ. Vẻ đẹp của những chữ do ông đồ viết được tác giả miêu tả qua các hình ảnh như “Hoa tay thảo”, “phượng múa rồng bay”. Nhưng mỗi năm lại có ít dần những người xin chữ của ông. Những người đó vẫn xuất hiện trong cuộc sống  nhưng sự xâm nhập của văn hóa phương Tây đã làm những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một. Thời gian như cuốn trôi đi những gì tươi đẹp của quá khứ. Biện pháp nhân hóa đã thể hiện tâm trạng u uất của ông đồ và cũng là sự xót xa, thương cảm của nhà thơ. Đó cũng là điều tác giả muốn đưa tới người đọc về những giá trị tốt đẹp đã bị họ lãng quên.

    Bình luận
  2. Ông đồ rơi vào tình cảnh một nghệ sĩ hết công chúng, một cô gái hết nhan sắc. Còn duyên kể đón người đưa, Hết duyên đi sớm về trưa một mình. Ông đồ vẫn ngồi đấy mà không ai hay. Cái hiện thực ngoài đời là thế và chỉ có thế, nó là sự ế hàng. Nhưng ở thơ, cùng với cái hiện thực ấy còn là nỗi lòng tác giả nên giấy đỏ như nhạt đi và nghiên mực hóa sầu tủi, Hay nhất là cộng hưởng vào nỗi sầu thảm này là cảnh mưa phùn gió bấc. Hiện thực trong thơ là hiện thực của nỗi lòng, nỗi lòng đang vui như những năm ông đồ “đắt khách” nào có thấy gió mưa. Gió thổi lá bay, lá vàng cuối mùa rơi trên mặt giấy, nó rơi và nằm tại đấy vì mặt giấy chưa được dùng ỉến, chẳng có nhu cầu gì phải nhặt cái lá ấy đi. Cái lá bất động trên cái chỗ không phải của nó cho thấy cả một dáng bó gối bất động của ông đồ rồi nhìn mưa bụi bay. Văn tả thật ít lời mà cảnh hiện ra như vẽ, không chỉ bóng dáng ông đồ mà cả cái tiêu điều của xã hội qua mắt của ông đồ. Tác giả đã có những chi tiết thật đắt: nơi ông đồ là bút mực, nơi trời đất là gió mưa, nơi xã hội là sự thờ ơ không ai hay. Thể thơ năm chữ vốn có sức biểu hiện những chuyện dâu bể, hoài niệm, đã tỏ ra rất đắc địa, nhịp điệu khơi gợi một nỗi buồn nhẹ mà thấm. Màn mưa bụi khép lại đoạn thơ thật ảm đạm, lạnh, buồn, vắng. Như vậy cũng chỉ với tám câu, bốn mươi chữ, đủ nói hết những bước chót của một thời tàn. Sự đối chiếu chi tiết ở đoạn này tới đoạn trên: mực với mực, giấy với giấy, người với người, càng cho ta cái ấn tượng thảng thốt, xót xa của sự biến thiên.

    Bình luận

Viết một bình luận