“ Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” . Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân

By Liliana

“ Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
. Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân tộc Việt Nam bằng một bài văn nghị luận ngắn.

0 bình luận về ““ Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn” . Hãy chứng minh lời nhắc nhở đó là nét đẹp truyền thống đạo lí của dân”

  1. Ca dao, tục ngữ đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống của những người dân Việt Nam. Những câu ca dao, tục ngữ thường đề cao những tình cảm, yêu nước thương nòi, thương người như thể thương thân, tình cảm dân tộc, yêu quê hương, tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tiêu biểu trong đó là tình cảm gia đình, anh em ruột thịt. Tình cảm đó được khái quát qua câu tục ngữ: Bầu ơi thương lấy bí cùng. Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn. Chúng ta sẽ cùng nhau đi bình luận câu tục ngữ này để hiểu rõ đc ý nghĩa.Bầu và bí là hai giống cây khác nhau nhưng thường được người nông dân trồng chung trên một rẻo đất ở bờ ao, góc vườn; thường leo chung một giàn tre. Vì thế bầu và bí trở nên thân thiết, gần gũi. Cùng chung một điều kiện sống, cùng chung một số phận, cho nên bầu và bí đừng vì lí do nào đó mà rời xa nhau. Bầu chớ chê bí xấu hơn bầu; bí cũng chớ vì hoa bí thì vàng còn hoa bầu thì trắng, quả bí thì dài, quả bầu thì tròn đề rồi ganh ghét, xa lánh nhau. Bầu và bí tuy hai giống khác nhau nhưng cùng chung một họ. Bầu và bí leo chung một giàn tức là cùng chung cảnh ngộ, chung số phận. Mưa thuận gió hòa, bầu, bí chung hưởng. Gặp khi nắng hạn, bầu bí cùng chung sức chịu đựng. Nếu chẳng may gặp cơn gió bão, thân bí giập, quả bí rụng, có lẽ nào bầu một mình tươi tốt như xưa?

    Sống ở trên đời, không ai giống ai. Mỗi người có một nguồn gốc, hoàn cảnh, điều kiện sống riêng. Tuy vậy, người ta vẫn có những chỗ giống nhau. Anh em ruột thịt có chung cha mẹ. Bạn bè đồng lứa cùng chung trường, chung lớp, chung thầy cô, chung sách vở. Hàng xóm láng giềng chung đường đi lối lại. Dù có khác nhau về điều kiện làm ăn, về lứa tuổi, ngành nghề, nhưng tất cả đều chung một quê hương, đất nước.

    Yêu thương, gắn bó, đoàn kết là đạo lý, truyền thống lâu đời của người dân Việt Nam như các câu ca dao, tục ngữ “Nhiếu điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”, “Lá lành đùm lá rách”…

    Nếu yêu thương đoàn kết sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, xã hội sẽ bớt đi những người phải sống trong bất hạnh. Yêu thương góp phần mang lại nhiều giá trị nhân đạo trong cuộc sống, tạo ra một cộng đồng, một xã hội phồn vinh cùng phát triển.

    Trong cuộc sống, đã có sự yêu thương, đùm bọc lẫn nhau như: Các phong trào nhân đạo, tình nguyện ( mùa hè xanh, hiến máu nhân đạo, trại trẻ mồ côi, nhà tình thương…), toàn dân tham gia nhiệt tình, trở thành nếp sống tự nhiên,…

    Tóm lại, những cảnh ngộ chung, những nét giống nhau giữa người với làm nên mối quan hệ ràng buộc, gắn bó. Cảnh chung một giàn là cơ sở gần gũi, cảm thông cho con người. Vì cái chung cho con người. Vì cái chung ấy mà mỗi người phải biết thương yêu đùm bọc, biết nhường nhịn chia sẻ để công việc chung được tốt đẹp, cảnh ngộ chung được cải thiện, hạnh phúc chung được bảo tồn. Không ai có thể sống riêng lẻ, tách biệt, vì tình thương yêu, sự san sẻ làm cho con người gắn bó với nhau hơn. Cuộc sống của mỗi người sẽ tốt đẹp hơn.

    Giải thích câu: Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn – Bài làm 3

    Việt Nam ta có một kho tàng ca dao tục ngữ phong phú. Mỗi một câu đều có ý nghĩa khuyên bảo sâu sắc, chứa đựng những tình cảm yêu thương tha thiết. Trong đó, tình yêu thương đồng bào, nhân loại, tình cảm giữa người với người luôn được cha ông ta đặt lên hàng đầu:

    Bầu ơi thương lấy bí cùng
    Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

    Chúng ta ai cũng biết cây bầu và cây bí là hai loại cây khác nhau. Chúng cho hoa và trái hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, cả hai cùng chung một họ, đều là những cây thân leo. Vì thế nhân dân ta hay trồng bầu và bí chung một giàn, chăm sóc bón phân, tưới nước cho chúng như nhau. Do cả hai cùng sống chung trong một điều kiện môi trường nên nếu khi gặp mưa gió hay nắng hạn thì cả hai cùng chung cảnh ngộ. Có lẽ vì vậy mà bầu và bí trở nên gắn bó thân thiết như hai anh em. Nhắc đến bầu người ta luôn nghĩ đến bí và ngược lại.

    Những hình ảnh của bầu và bí thật gần gũi, thân thương và giản dị. Mượn hình ảnh sống động ấy, ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu về tình yêu thương con người, đồng loại.

    Đầu tiên, dễ thấy nhất đó là anh em trong một gia đình. Dù tính cách, vẻ bề ngoài mỗi người có khác nhau nhưng tất cả cùng chung một cha mẹ sinh ra, cùng lớn lên trong một mái nhà, sướng vui hay buồn khổ đều có nhau. Vì vậy, anh em phải thương yêu nhau, đùm bọc lẫn nhau. Cho nên, ông cha ta cũng có câu:

    Anh em như thể chân tay
    Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần.

    Tuy nhiên, nếu người ngoài là người hàng xóm, láng giếng của mình thì cũng là “chung một giàn”. Những người hàng xóm với nhau, dù mỗi nhà mỗi cảnh nhưng lại sống chung trong một ngôi làng, cùng đi chung trên một con đường, thậm chí nhiều nhà còn dùng chung một giếng nước. Họ “tối lửa tắt đèn có nhau”. Và lỡ như có kẻ bên ngoài nào xâm phạm hay gây mất trật tự, họ đoàn kết, bảo vệ nhau. Cho nên ông bà ta cũng thường khuyên bảo nhau rằng: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” để thấy sự cần thiết phải yêu thương nhau giữa những người hàng xóm, láng giềng.

    Mở rộng ra cho cả tình thành, cả đất nước thì tất cả chúng ta cũng đều là những người cùng chung một cộng đồng dân tộc, cùng là người mang quốc tịch Việt Nam, cùng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nhiều máu lửa bởi những cuộc chiến tranh tàn khốc. Vì vậy, càng phải đoàn kết, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau

    Chúc bạn học tốt!!!

    Trả lời

Viết một bình luận