bày e 6 câu ạ
1.Em hãy nêu những thành tựu văn hóa;của các quốc gia cổ đại phương đông? Thử đánh giá các thành tựu văn hóa lớn qua thời cổ đại?
2.Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào ? Xã hội có gì đổi mới?
3.Nhà nước văn lang ra đời trong hoàng cảnh nào?
4.Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước văn lang .Dựa vào sơ đồ, trình bày tổ chức nhà nước văn lang .Em có nhận xét gì về nhà nước văn lang.
5.Trình bày đời sống vật chất của cư dân văn lang.
6.Trình bày đời sống tinh thần của cư dân văn lang.
mong mn giải nhanh giúp em ạ,đang gấp ạ
6
Câu 1.
Em hãy nêu những thành tựu văn hóa của các quốc gia cổ đại phương đông?
– Thiên văn học: sáng tạo ra lịch (Âm lịch) chia một năm ra 12 tháng, mỗi tháng có khoảng 29 đến 30 ngày. Họ biết làm đồng hồ đo thời gian.
– Chữ viết: tạo ra chữ viết (chữ tượng hình) được viết trên giấy Pa-pi-rút, trên mai rùa, trên thẻ tre hoặc các phiến đất sét ướt rồi đem nung khô.
– Toán học: nghĩ ra phép đếm đến 10, tính được số pi bằng 3,16.
– Kiến trúc, điêu khắc: xây dựng được các công trình kiến trúc đồ sộ như: kim tự tháp cổ ở Ai Cập, thành Ba-bi-lon ở Lưỡng Hà,…
Thử đánh giá các thành tựu văn hóa lớn qua thời cổ đại?
– Các thành tựu văn hóa thời cổ đại rất phong phú, đa dạng, sáng tạo và có giá trị thực tiễn đã nói lên được tài năng, sự lao động nghiêm túc với trình độ cao của con người hồi đó.
– Thành tựu của nền văn hóa cổ đại còn đặt nền móng cho nhiều ngành khoa học và sự phát triển của văn minh nhân loại sau này.
Câu 2.
Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào
– Sản xuất nông nghiệp lúa nước ngày càng phát triển, đòi hỏi con người phải chuyên tâm lo việc cuốc cày, làm đất, gieo hạt, chăm bón…
– Số người làm nông nghiệp tăng lên, để có người làm việc ngoài đồng, phải có người ở nhà lo việc ăn uống.
=> Sự phân công lao động trở thành cần thiết.
+ Phụ nữ, ngoài việc nhà, thường tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệt vải.
+ Nam giới, một phần làm nông nghiệp, đi săn bắt, đánh cá;
+ Một phần chuyên hơn, thì phụ trách việc chế tác công cụ, bao gồm cả việc đúc đồng, làm đồ trang sức, về sau được gọi chung là các nghề thủ công.
=> Địa vị của người đàn ông ngày càng quan trọng.
Xã hội có gì đổi mới?
– Sản xuất ngày càng phát triển đã giúp cho cuộc sống của con người ngày càng ổn định.
+ Trên các đồng bằng ven sông lớn hình thành hàng loạt làng bản (bấy giờ gọi là chiềng, chạ).
+ Các làng bản ở vùng cao cũng nhiều hơn trước, do con người đã định cư lâu dài.
– Dần dần hình thành các cụm chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau, được gọi là bộ lạc.
– Vị trí của người đàn ông ngày càng cao hơn trong sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản. => Chế độ phụ hệ dần dần thay thế chế độ mẫu hệ.
– Những người già, những người có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, có sức khỏe được bầu làm người quản lí làng bản.
– Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo.
Câu 3.
Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
– Vào khoảng các thế kỉ VIII – VII TCN, ở vùng đồng bằng ven các sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, đã dần dần hình thành những bộ lạc lớn, gần gũi nhau về tiếng nói và phương thức hoạt động kinh tế, sản xuất phát triển.
– Trong các chiềng, chạ, một số người giàu lên, được bầu làm người đứng đầu để trông coi mọi việc; một số ít nghèo khổ, phải rơi vào cảnh nô tì. Mâu thuẫn giữa người giàu và người nghèo đã nảy sinh và ngày càng tăng thêm.
– Việc mở rộng nghề nông trồng lúa nước ở vùng đồng bằng ven các con sông lớn gặp nhiều khó khăn. => Vì vậy, cần phải có người chỉ huy đứng ra tập hợp nhân dân các làng bản chống lại lụt lội, bảo vệ mùa màng ( làm thủy lợi ).
– Cần có thủ lĩnh chỉ đạo các cuộc đấu tranh chống xung đột.
=> Nhà nước Văn Lang đã ra đời trong hoàn cảnh phức tạp trên.
Câu 4. ( Đề ảnh cuối bài )
– Tổ chức nhà nước đầu tiên bao gồm:
+ Đứng đầu là vua, có quyền lực tối cao. Giúp việc cho vua là các Lạc hầu, lạc tướng.
+ Cả nước chia làm 15 bộ, đứng đầu bộ là Lạc tướng
+ Đứng đầu Chiềng, Chạ là Bồ chính.
=> Như vậy, qua đó ta thấy, nhà nước Văn Lang tuy còn sơ khai nhưng đó là một tổ chức quản lí đất nước bền vững, đánh dấu giai đoạn mở đầu thời kì dựng nước.
Câu 5 + 6. ( đề ảnh cuối bài )
——–Góc đề ảnh————-Ta là vạch ngăn cách :Đ———
BÀI NÀY GIỐNG HỆT ĐỀ CƯƠNG Ở TRƯỜNG NGUYỄN DU LỚP 6A4 MÀ MÌNH ĐANG HỌC
– Xã hội có tầng lớp:
+ Người quyền quý
+ Dân tự do
+ Nô tì
– Lễ hội: Tổ chức các lễ hội vui chơi như là: ca hát,nhảy múa,đua thuyền,giã gạo,….
– Tín ngưỡng: Thờ cúng các hiện tượng tụ nhiên như: Thần núi, Thần sông, Thân mặt trời,…Chôn người chết cẩn thận kèm theo công cụ lao động và đồ trang sức.
– Khiếu thẩm mỹ: Khá cao. Đời sống tinh thần đặc sắc. Đời sống vật chất và đời sống tinh thần hòa quyện với nhau tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc.