Biểu cảm về bài ca dao “Thương thay con cuốc giữa trời dầu kêu ra máu có người nào nghe”

By Julia

Biểu cảm về bài ca dao “Thương thay con cuốc giữa trời dầu kêu ra máu có người nào nghe”

0 bình luận về “Biểu cảm về bài ca dao “Thương thay con cuốc giữa trời dầu kêu ra máu có người nào nghe””

  1. Con cuốc là loài chim đỗ quyên, tiếng chim cuốc cất lên như nỗi lòng nhớ thương quê hương sâu nặng, mang hồn cốt giản dị của dân tộc, giá trị văn hoá ai cũng đều nhớ về. Tiếng cuốc bâng khuâng gợi lại một tình quê tha thiết, mênh mang dội vào lòng người bao nỗi nhớ nhung và hoài cảm. Thế nhưng, tiếng kêu ấy của lòng dân, trong trái tim ng con đất Việt bị chà đạp bởi chế độ tàn ác của thời kì phong kiến đương thời và có thể họ bị bắt làm tay sai, bị áp bức hay đày đoạ trong ngục tù của kẻ thù.

    Trả lời
  2. Ca dao là tiếng lòng của người lao động trong xã hội xưa. Trong tiếng lòng ấy, ta nghe thấy lời tâm tình về tình yêu quê hương đất nước, lời tâm tình của lòng cha mẹ yêu con, lời của người con hiếu thảo, lời tha thiết nồng nàn của đôi lứa và cả những lời than cho kiếp người bị xã hội dập vùi. Một trong những lời than thân ấy là bài ca dao:

    “Thương thay thân phận con tằm

    Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.

    Thương thay lũ kiến li ti

    Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.

    Thương thay hạc lánh đường mây

    Chim bay mòi cánh biết ngày nào thôi.

    Thương thay con cuốc giữa trời

    Dầu kêu ra máu có người nào nghe”.

    Đúc kết và dồn nén. Lời than đã chắt lọc những gì tiêu biểu nhất để rồi dùng một vài hình ảnh, từ ngữ giàu sức biểu đạt. Tập hợp hình ảnh bốn con vật: tằm, hạc, kiến, cuốc, mỗi con vật một số phận một dáng vẻ riêng là những ẩn dụ về con người, kiếp người trong xã hội cũ với nỗi khổ vì thiếu thốn vật chất và đè nén về tinh thần.

    Bắt đầu từ thân phận con tằm:

    “Thương thay thân phận con tằm

    Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ”

    Trả lời

Viết một bình luận