Biểu cảm về bài cảnh khuya hoặc rằm tháng giêng( ai có cả hai thì tốt, k thì 1 bài cx đc) K copy mạng Thanks all

By Kaylee

Biểu cảm về bài cảnh khuya hoặc rằm tháng giêng( ai có cả hai thì tốt, k thì 1 bài cx đc)
K copy mạng
Thanks all

0 bình luận về “Biểu cảm về bài cảnh khuya hoặc rằm tháng giêng( ai có cả hai thì tốt, k thì 1 bài cx đc) K copy mạng Thanks all”

  1. HCM ( 1890-1969) là vị lãnh tụ vĩ đại và còn là nhà thơ lớn của dân tộc VN trong quá trình hoạt động cách mạng thơ đã trở thành vũ khí sắc bén của người.m Trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp người đã viết bài “Cảnh khuya” năm 1947.Bài thơ đã để lại cho người những cảm xúc sâu sắc về tình yêu thiên nhiên hoà quyện trong tình yêu đất nước mãnh liệt của Bác.

    Ngay từ đầu bài thơ,qua cảm nhận của Bác bức tranh thiên nhiên hùng vĩ,thơ mộng của núi rừng Việt Bắc hiện lên thật sinh động và tươi đẹp:

    “Tiếng suối trong như tiếng hát xa

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

    Sử dụng nghệ thuật so sánh tiếng suối với tiếng hát xa gợi cho 1 âm thanh tuyệt vời,trầm bổng,du dương của rừng đêm thanh tĩnh.Tiếng suối là khúc nhạc rừn đêm yên tĩnh.Tiếng suối còn  là khúc nhạc của rừng đêm, tiếng hát là âm thanh,lời ca của con người,hai thứ âm thanh ấy khi đc so sánh với nhau khiến khung cảnh rừng đêm hoang vắng bỗng trở nên ấm áp hơn có sự sống con người.Chúng ta dễ dàng hình dung trước mắt mình là một con suối trong trỏng đg róc rách chảy hay một nàng thiếu nữ thướt tha,duyên dáng đang cất lên lời ca trầm bổng du dương giữa khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. Ở câu thơ thứ  2″lồng” đã vẽ 1 khung cảnh thiên nhiên giao hoà.Cảnh vật vừa có hồn vừa có khung cảnh mềm mại.Trăng đêm nay sáng quá,ánh trăng dác vàng,dác bạc khắp đất trời. Bóng trăng toả khắp nơi trùm lên cảnh vật ,bóng cây cổ thụ đổ dài xuống mặt đất tạo ra những chùm hoa trắng lấp lánh với các gam màu sáng tối đan xen.Chúng ta mơ màng  trước vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên nơi đây.Có lẽ trong suốt cuộc đời mình vầng trăng đã trở thành người bạn tri kỉ của Bác.

    “Trong tù ko rượu cx ko hoa

    Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ

    Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ

    Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.”

    Nếu ở hai câu đầu nhà thơ đã gửi gắm tình yêu thiên nhiên tha thiết thì ở những vần thơ sau là tâm trạng thao thức:

    “Cảnh khuya  như vẽ người chx ngủ

    Chx ngủ vì lo nỗi nước nhà”

    “người chx ngủ” người đang thao thứ,có lẽ vì đắm say trước vẻ đẹp của thiên nhiên .Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp như gọi thi nhân thưởng thức.Điệp từ “chx ngủ” khép lại cảnh mờ đa tình.Còn có thể hiểu rằng: bác thao thức ko ngủ ko phải ngắm cảnh đẹp thiên nhiên mà vì 1 điều hệ trọng,lớn lao hơn cả đó là sự nghiệp cách mạng.Thật vậy,sự nghiệp cách mạng,sự sống còn của tổ quốc là nổi lo ko nguôi của cả cuộc đời Người.Câu thơ làm chúng ta thấm  thía trước lòng yêu nước mãnh liệt tha thiết của Người.Đây chỉ là một đêm trong hàng nghìn đêm ko ngủ.

    Bài thơ “Cảnh khuya” giúp chúng ta cảm nhận sâu sắc hơn tình yêu thiên nhiên,lòng yêu nước mãnh liệt và sâu sắc của Bác.Người luôn là tấm gương sáng về lí tưởng sống và đạo đức cách mạng để mọi thế hệ người VN noi theo.

     ko coppy mạng nha!!! 

    Trả lời
  2. Cảnh khuya

    Chử tịch Hồ Chí Minh là vị anh hùng dân tộc, là doanh nhân văn hóa thế giới. Người không những là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam mà còn là mộ nhà thơ, nhà văn hóa lớn. Bác đã để lại rất nhiều bài thơ hay. Trong số đó,”Cảnh khuya là bài thơ khiến em ấn tương nhất và nhớ mãi không quên.

    Tiếng suối trông như tiếng hát xa

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ

    Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.

    Bài thơ “Cảnh khuya”được chủ tịch Hồ Chí Minh sáng tác vào năm 1947, trong thời kì chiến tranh chống Pháp, tại chiến khu Việt Bắc. Bài thơ được làm theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, gồm 4 câu thơ, mỗi câu 7 chữ, gieo vần ở cuối câu 1,2 và 4. Bài thơ tả cảnh núi rừng Việt Bắc, thể hiện tình yêu thiên nhiên và nỗi lo dân nước của Người.

    Ở câu thơ đầu tác giả viết:

    Tiếng suối trông như tiếng hát xa

    Giữa không gian tĩnh lặng của cảnh đêm trăng, ta cảm nhaabj được âm thanh ngọt ngào trong treorcuar tiếng suối chảy róc rách được ví như tiếng hát xa. Tác giả đã lấy cái động để tả cái tĩnh, lấy không gian để xác định thời gian. Đêm đã về khuya, muôn thú, cây cỏ đều say ngủ chỉ còn tiếng suối với bài ca muôn thuở của núi rừng. Bác không so sánh tiếng suối ngư tiếng đàn mà ví tiếng suối nhu tiếng hát của con người. Sự so sánh và liên tưởng đó tạo cho người đoc cảm nhận được sự gần gũi giữa thiên nhiên và con người biết bao nhiêu.

    Đêm khuya tưởng như cả núi rừng đang chìm vào giấc ngủ, nhưng không, lúc này cả đại ngàn đang tắm dưới ánh trăng.

    Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa

    Hình ảnh “trăng” xuất hiện không ít ở trong văn thơ, và ngay trong nhiều sáng tác của Hồ Chủ Tịch thì vẫn đã có bóng dáng của trăng, tuy nhiên ở bài thơ này, trăng hiện lên đẹp biết bao. Ánh trăng sáng luồn qua tầng cây cổ thụ, rồi sau đó chiếu xuống mặt đất trông như những bông hoa. Tâm hồn của Bác thật quá đỗi nên thơ, một hình ảnh mà chúng ta nghĩ rằng nó vô cùng quen thuộc, nhưng dưới ngòi bút của thi sĩ, nó được nâng lên một tầm mới, là vẻ đẹp nghệ thuật.

    Vâng, chỉ mới hai câu thơ thôi, nhưng Bác Hồ kính yêu đã vẽ nên một bức tranh thơ mộng hữu tình giữa núi rừng hoang vu của Việt Bắc, điều này vừa cho thấy vẻ đẹp tâm hồn, tinh thần lạc quan yêu đời của Bác, vừa thể hiện được sự tinh tế, những rung cảm tuyệt vời không phải ai cũng có. Điều đáng nói ở đây là Bác đã dùng những từ ngữ giàu hình ảnh cùng lối gieo vần, chữ như đang tự sự, rất giản đơn, ngắn gọn mà súc tích, ai trong chúng ta đọc lên cũng có thể tưởng tượng ra ngay khung cảnh Tây Bắc lúc đó như thế nào.

    Tiếp nối những rung cảm về cảnh vật thiên nhiên, Bác nhìn lại sự tồn tại của mình.

    Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủChưa ngủ vì lo nỗi nước nhà

    Một thi sĩ với tâm hồn thanh cao đang sống những giây phút thần tiên giữa cảnh khuya chiến khu Việt Bắc. Giữa bức tranh thiên nhiên rộng lớn và hữu tình như vậy, tâm trạng thi sĩ bỗng vút cao thả hồn theo cảnh đẹp đêm trăng bởi đêm nay Bác không ngủ. Trước cảnh đẹp đêm trăng: có suối, có hoa lá, núi ngàn, và cả tâm trạng của Bác. Bác không chỉ xúc động trước cảnh đẹp thiên nhiên mà.

    Bài thơ Cảnh khuya là bài thơ thất ngôn tứ tuyệt cực hay, là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất của Bác. Giữa chốn rừng Việt Bắc tràn ngập ánh trăng, lòng Bác luôn thao thức vì nỗi nước nhà. Đó là nét đẹp riêng của bài thơ, cảm hứng thiên nhiên nhiên chan hoà trong lòng yêu nước sâu sắc. Thương dân, lo cho nước, yêu trăng… như dẫn hồn ta vào giấc mộng đẹp. Đọc thơ Bác giúp ta càng biết ơn, yêu kính Bác Hồ hơn.


    Trả lời

Viết một bình luận