Biểu cảm về cây tre dựa theo bài cây tre Việt Nam (học hồi lớp 6). Viết thân bài thôi nhé!

Biểu cảm về cây tre dựa theo bài cây tre Việt Nam (học hồi lớp 6).
Viết thân bài thôi nhé!

0 bình luận về “Biểu cảm về cây tre dựa theo bài cây tre Việt Nam (học hồi lớp 6). Viết thân bài thôi nhé!”

  1. Tre là người bạn thân của con người, từ khi lọt lòng nằm trong chiếc nôi tre, lớn lên gắn bó với tre qua các trò chơi: tán hưng, ống thụt, làm diều, làm lồng đèn trung thu… Trưởng thành lao động dưới bóng tre những đêm trăng: “Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng. Tre non đủ lá đan sàng được chăng?”. Đến khi lấy vợ gả chồng thì cùng dựng mái nhà tranh có kèo cột tre, giường tre…. Tre hiện diện trong đời sống con người từ ăn, ở, làm việc, trong phong tục, tập quán, dựng nhà dựng cửa… từ lúc sinh ra cho đến lúc mất đi, tre với con người sống chết có nhau chung thuỷ. “Dưới bóng tre, thấp thoáng mái đình chùa cổ kính” là một nền văn hoá nông nghiệp, những nhọc nhằn, giần sàng, xay, giã đều có tre. Tre chẻ lạt gói bánh chưng khi xuân về, khít chặt như những mối tình quê cái thuở ban đầu nỉ non dưới bóng tre xanh. Tre trong niềm vui trẻ thơ, trong chút khoan khoái của tuổi già, khắng khít ràng buộc như định sẵn như tơ duyên.Tre đi vào đời sống tâm linh như một nét văn hoá. Từ những câu hát, câu thơ như xâu chuỗi tâm hồn dân tộc “bóng tre trùm mát rượi”, một lời tâm sự về mùa màng “Cánh đồng ta năm đôi ba vụ. Tre với người vất vả quanh năm”, hay một khúc hát giao duyên “Lạt này gói bánh chưng xanh. Cho mai lấy trúc cho anh lấy nàng”. Nhạc của trúc của tre là khúc nhạc đồng quê. Những buổi trưa hè lộng gió, tiếng võng tre kẽo kẹt bay bổng, xao xuyến bâng khuâng man mác như lời của đồng quê của cuộc sống thanh bình.Tre trong sự nghiệp dựng nước cũng bất khuất, can trường với khí tiết ngay thẳng: “Tre xung phong vào xe tăng đại bác. Tre giữ làng giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người”. Tre lăn xả vào kẻ thù vào cái ác, dù cái ác rất mạnh, để giữ gìn non sông đất nước, con người. Tre là đồng chí của ta, tre vì ta mà đánh giặc. Kì lạ thay cái cối xay tre là biểu tượng về cuộc đời lam lũ, về sự chịu đựng bền bỉ dẻo dai, vẫn là cây tre nhũn nhặn ấy, nó nhọn hoắt mũi tầm vông với sức mạnh của Thánh Gióng năm xưa đánh đuổi giặc Ân cứu nước.

    @mochizou

    Bình luận
  2. Tre Việt Nam thật đặc trưng, bởi vẻ đẹp của nó, sự khẳng khiu mà kiên cường, cứng chắc vì thân tre thẳng, bên trong rỗng, phân thành nhiều đốt, trên thân tre có các mấu mắt. Và cây Tre cũng là một loại thực vật có hoa, nhưng chỉ nở hoa một lần duy nhất vào lúc cuối đời. Hoa tre có mùi hương hơi nồng và có màu vàng nhạt như màu đất.

    Tre được đặc trưng bởi thế hệ, sự tiếp nối của nó nối tiếp kéo dài đến muôn đời, biểu tượng cho sức sống bền bỉ mãnh liệt, bên cạnh cây tre to, già cao tới 5 mét, thì đứng cạnh nó là cả khóm tre nhỏ, vậy mới có câu “tre già măng mọc”, ít khi nào thấy nó đứng riêng rẽ, vì tính sống quần thể, bền chắc đang lớn, tạo nên vùng xanh mát, xào xạc trong gió, kẽo kẹt bởi những thân cây khẳng khiu. Còn lá tre thì nhỏ, thon, dẹp, thuôn nhọn về phía đầu, sắc.

    Tre rất dễ sống. Đặc biệt, giữa một đất nước nhiệt đới gió mùa “xanh muôn ngày cây lá khác nhau”, thảm thực vật vô cùng phong phú, loài hoa đặc trưng, tre là một đại diện bởi sự góp phần tạo nên lịch sử đặc biệt của dân tộc, vì tre xuất hiện ở hầu hết các làng quê Việt, trên núi trên đồi Việt Nam từ nam ra Bắc bạt ngàn tre nứa, đồng bằng thì lúc nào cũng là được lũy tre bao bọc, bờ đê Việt Nam cũng nhờ có tre xanh để chắn sóng, ngăn lũ vào quê nhà.

    Tre là bạn đồng hành thủy chung, thân thiết của người từ thuở xa xưa gian lao suốt nhiều thế kỷ khai hoang mở đất để rồi dựng nước. Tre xuât hiện trong các tác phẩm văn học cổ, chắc hẳn ta chẳng thể quên được câu truyện cổ tích Thánh Gióng, khi giặc đến, ông đã một mình lao vào quân giặc Ân ngông cuồng, ồ ạt tiến vào hòng cướp nước ta. Khi kiếm nhà vua ban gẫy, ông đã nhổ bụi tre hai bên đường để quất vào lũ giặc làm giặc chết như rạ, đi đến đâu chết đến đó, đã giúp nước ta thoát nạn, hình ảnh ấy vẫn vẹn nguyên trong tấm lòng nhân dân ta cho đến ngày hôm nay. Trong những tác phẩm văn thơ hiện đại, có bài thơ “tre Việt Nam” của Nguyễn Duy có câu:

    Thân gầy guộc, lá mong manh

    Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi?

    Ở đâu tre cũng xanh tươi

    Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu

    Tre dù thời nào, cũng theo người cùng một lúc làm nên cả văn hóa vật thể lẫn văn hóa phi vật thể cho xứ sở chúng ta, từ gỗ, từ đũa, từ củi,…trở thành vật dụng không thể thiếu được trong cuộc sống của người nông như rổ, rá cũng từ nan tre qua bàn tay tháo vát của thợ lành nghề, trở thành sản vật như hình ảnh cây nêu ngày Tết mang ý nghĩa xua đuổi tà ma xâm nhập, phá quấy đời sống của người dân ta, trở thành những loại nhạc cụ nổi tiếng âm thanh sâu sắc,…nó giờ đây đã trở thành hình thức văn hóa phi vật thể đã được công nhận của Việt Nam trước thế giới.

    Quả nói không sai khi tre cũng đại diện con người lại nhận ra sự tương hợp kỳ lạ giữa phẩm chất của tre với cốt cách của chính mình, tre ăn ở với người đời đời, kiếp kiếp, trở thành tri kỉ, bảo vệ con người trong mọi thời kì. Tre đứng thẳng, dù nghiêng ngả, oằn mình chịu đựng đau đớn đến đâu, cũng quật cường phất lên. Tre đại diện cho những phẩm chất tốt đẹp nhất của Người Việt, đó là sự thủy chung, son sắt, sự kiên cường, thanh cao, bất khuất, là đức tính kiên cường ẩn trong khả năng thích ứng dẻo bền vô hạn trước mọi tai họa thiên nhiên cũng như mọi biến thiên, bão táp và bi kịch lịch sử.

    Bình luận

Viết một bình luận