Biểu hiện nào cho thấy những quyết định của hội nghị Ianta còn ảnh hưởng đến ngày nay

Biểu hiện nào cho thấy những quyết định của hội nghị Ianta còn ảnh hưởng đến ngày nay

0 bình luận về “Biểu hiện nào cho thấy những quyết định của hội nghị Ianta còn ảnh hưởng đến ngày nay”

  1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Hội nghị Ian ta được triệu tập và đã quyết định nhiều vấn đề quan trọng. Những quyết định của Hội nghị và sự thỏa thuận của ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh đã tạo nên khuôn khổ của trật tự thế giới mới- trật tự hai cực Ian-ta. Sự kiện này đã chi phối phần lớn quan hệ quốc tế sau đó.

    Chuyên đề đưa ra dưới hình thức các dạng câu hỏi dựa trên nền tảng kiến thức sách giáo khoa cung cấp. Cụ thể dưới các dạng như sau:

    Câu 1/: Những quyết định của hội nghị Ianta(2/1945)? Theo em quyết định nào là quan trọng nhất? Vì sao?

    a. Hoàn cảnh :

    – Đầu năm 1945, chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh.

    + Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít

    + Tổ chức lại thế giới sau chiến tranh

    + Phân chia thành qủa chiến thắng giữa các nước thắng trận

    – Từ ngày 4 – 11 / 2 / 1945 những người đứng đầu 3 cường quốc ( Liên Xô, Anh và Mỹ) họp hội nghị ở Ianta (Liên Xô)

    b. Nội dung hội nghị

    – Xác định mục tiêu chung là tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Để nhanh chóng kết thúc chiến tranh, trong thời gian từ 2 đến 3 tháng sau khi đánh bại phát xít Đức, Liên Xô sẽ tham chiến chống Nhật ở châu Á.

    – Thành lập tổ chức Liên Hiệp quốc nhằm duy trì hòa bình, an ninh thế giới.

    – Thỏa thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi chiếm đóng và ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á:

    Theo đó ở châu Âu, Liên Xô chiếm các nước Đông Âu, Đông Đức, Đông Becslin, Mĩ Anh chiếm Tây Âu, Tây Đức, Tây Béc lin. Áo, Phần Lan tở thành những nước trung lập. Ở châu Á, các nước phải chấp nhận điều kiện Liên Xô tham gia chống Nhật, giữ nguyên trạng nền độc lập của Mông Cổ, trả lại quyền lợi của nước Nga trong cuộc chiến trang Nga – Nhật(1905) . Quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản – Bắc vĩ tuyến 38 Triều Tiên do Liên Xô chiếm đóng , nam vĩ tuyến 38 Triều Tiên do Mĩ chiếm đóng. Trung Quốc là quốc gia thống nhất, dân chủ, quân đội Mĩ Liên Xô phải rút khỏi TQ. Các nước còn lại ở Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây truyền thống.

    Theo hội nghị Pôxđam( 17/7 đến 28/8/1945), Ở Việt Nam phía bắc vĩ tuyến 16, quân Trung Hoa Dân quốc sẽ đảm nhận vai trò giải giáp phát xít, Nam vĩ tuyến 16 quân Anh giải giáp.

    Những quyết định của hội nghị Ianta, đã xác lập phạm vi ảnh hưởng của Mĩ – Liên Xô ở một số khu vực trên thế giới. Sự xác lập đó thường được gọi là ” trật tự hai cực Ianta”. Như vậy, trong những nội dung của hội nghị đưa ra, việc phân chia phạm vi ảnh hưởng từ các nước thắng trận là quan trọng nhất. Quá trình nhanh chóng tiêu diệt CNPX nhằm mang lại nhanh chóng những thành quả cho các nước được phân chia. Tổ chức LHQ ra đời nhằm giữ gìn những thành quả các nước đã đạt được.

    c. Phân tích hệ quả của Hội nghị Ianta

    – Việc giải quyết vấn đề các nước phát xít và khu vực phát xít chiếm đóng, thành lập tổ chức Liên hợp quốc và phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước thắng trận tại Hội nghị Ianta đã tạo ra khuôn khổ của một trật tự thế giới mới, hoàn toàn khác trước (không còn hoàn toàn bị chủ nghĩa đế quốc chi phối, mà đã có sự tham gia tích cực của các lực lượng dân chủ đứng đầu là Liên Xô và việc giải quyết các vấn đề an ninh thế giới dựa trên cơ chế an ninh tập thể thông qua Liên hợp quốc…

    – Khuôn khổ trật tự thế giới này chịu sự chi phối sâu sắc của hai siêu cường Mĩ và Liên Xô. Thế giới phân thành hai cực, hai phe : tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

    – Những biến đổi to lớn và sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô những năm 1989 – 1991 đã dẫn tới việc chấm dứt “Trật tự thế giới hai cực Ianta” và một trật tự thế giới mới đang hình thành.

    Câu 2 : Trật tự 2 cực Ian ta được xác lập như thế nào trong giai đoạn 1945 – 1949? Ảnh hưởng của nó đến quan hệ quốc tế 50 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai?

    * Trật tự hai cực IANTA là sự xác lập phạm vi ảnh hưởng của 2 nước Liên Xô và Mĩ.

    – Từ năm 1945, trật tự hai cực từng bước được xác lập:

    + Quyết định quan trọng của hội nghị Ianta là sự phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước thắng trận. Theo đó ở châu Âu, Liên Xô chiếm các nước Đông Âu, Đông Đức, Đông Becslin, Mĩ Anh chiếm Tây Âu, Tây Đức, Tây Béc lin. Áo, Phần Lan tở thành những nước trung lập. Ở châu Á, các nước phải chấp nhận điều kiện Liên Xô tham gia chống Nhật, giữ nguyên trạng nền độc lập của Mông Cổ, trả lại quyền lợi của nước Nga trong cuộc chiến trang Nga – Nhật(1905) . Quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản – Bắc vĩ tuyến 38 Triều Tiên do Liên Xô chiếm đóng , nam vĩ tuyến 38 Triều Tiên do Mĩ chiếm đóng. Trung Quốc là quốc gia thống nhất, dân chủ, quân đội Mĩ Liên Xô phải rút khỏi TQ. Các nước còn lại ở Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây truyền thống.

    + Theo hội nghị Pôxđam( 17/7 đến 28/8/1945), Việt Nam phía bắc vĩ tuyến 16, quân Trung Hoa Dân quốc sẽ đảm nhận vai trò giải giáp phát xít, Nam vĩ tuyến 16 quân Anh giải giáp.

    + Những quyết định của hội nghị Ianta, đã xác lập phạm vi ảnh hưởng của Mĩ – Liên Xô ở một số khu vực trên thế giới. Sự xác lập đó thường được gọi là ” trật tự hai cực Ianta”.

    – Năm 1949: Mĩ cùng Canada và 11 nước Châu Âu thành lập khối quân sự Bắc Đại Tây Dương, tháng 9/1949, nước CHLB Đức ra đời. 8/1/1949, Liên Xô cùng các nước XHCN lập hội đồng tương trợ kinh tế SEV, 1/10/1949 nước CHDC nhân dân Trung Hoa ra đời, 7/10/1949, CHDC Đức ra đời.

    – Kết luận: trật tự hai cực đã được xác lập( 1945 – 1949)

    * Ảnh hưởng của nó đến quan hệ quốc tế 50 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai là:

    – Gây nên tình trạng căng thẳng trong quan hệ quốc tế 50 năm sau đó

    – Gây nên nhiều tổn thất nặng nề cho phong trào cách mạng thế giới, ngay cả Liên Xô và Mĩ.

    Câu 3: Theo quy định của hội nghị Ianta và Pôxđam, VN thuộc phạm vi ảnh hưởng của các lực lượng nào? Vì sao TD Anh dọn đường cho TD Pháp trở lại Đông Dương?

    * Theo quy định của hội nghị Ianta và Pôxđam, VN thuộc phạm vi ảnh hưởng của các lực lượng:

    + Tại hội nghị Ianta (tháng 2 năm 1945: Các nước còn lại ở Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây truyền thống, Việt Nam thuộc phạm vi của Pháp. Tuy nhiên sau 9/3/1945, Đông Dương thuộc quyền quản lý của Nhật, Pháp không còn dính líu gì đến vấn đề Đông Dương.

    + Theo hội nghị Pôxđam( 17/7 đến 28/8/1945), Ở Việt Nam phía bắc vĩ tuyến 16, quân Trung Hoa Dân quốc sẽ đảm nhận vai trò giải giáp phát xít, Nam vĩ tuyến 16 quân Anh giải giáp.

    * TD Anh dọn đường cho TD Pháp trở lại Đông Dương vì:

    + Anh đang dùng mọi lực lượng để đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.

    + Anh và Pháp là thực dân kiểu cũ, không muốn sự xuất hiện của Mĩ( Thực dân mới) ở khu vực này

    + Sau ngày 9/31945 Pháp rất muốn quay trở lại xâm lược Đông Dương. Với tất cả những lý do trên ngay ngày 2/9/1945 TD Anh đã có hành đọng cho Pháp quay trở lại xân lược Đông Dương.

    Câu 4: Tổ chức liên kết chính trị lớn nhất hành tinh từ 1945 đến nay là tổ chức nào? Em hãy trình bày về sự ra đời, hoạt động, vị trí, vai trò của tổ chức đó? Mối quan hệ của tổ chức đó với Việt Nam.

    Tổ chức liên kết chính trị lớn nhất hành tinh từ 1945 đến nay là tổ chức Liên Hơp Quốc

    * Hoàn cảnh ra đời :

    – Đầu năm 1945 các nước đồng minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng gìn giữ hoà bình, ngăn chặn nguy cơ chiến tranh

    – Tại hội nghị Ianta ( 2/1945 ) đã nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế để gìn giữ hoà bình, an ninh và trật tự thế giới.

    – Từ 25/4 – 26/6/1945 đại biểu của 50 nước họp ở Xanphranxixcô ( Mĩ ) để thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập Liên Hợp Quốc. Ngày 24/10/1945, sau khi được các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực. Ngày 24/10 được coi là ngày chính thức thành lập Liên Hợp Quốc.

    * Mục đích:

    – Duy trì nền hòa bình và an ninh thế giới.

    – Phát triển các mối quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết các dân tộc.

    * Nguyên tắc hoạt động:

    – Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và tự quyết của các dân tộc;

    – Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của các nước

    – Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào

    – Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình

    – Chung sống hòa bình và nhất trí giữa 5 nước lớn: Liên Xô ( Nga ), Mĩ, Anh, Pháp, Trung Quốc.

    * Vai trò:

    Là tổ chức quốc tế lớn nhất, giữ vai trò quan trọng trong việc gìn giữ hòa bình, an ninh quốc tế, giải quyết các tranh chấp, xung đột khu vực, phát triển các mối quan hệ giao lưu giữa các nước thành viên.

    * Các cơ quan chính:

    – Đại hội đồng: Hội nghị của tất cả các nước thành viên mỗi năm họp một lần.

    – Hội đồng bảo an: Cơ quan chính trị cao nhất, chịu trách nhiệm về gìn giữ hòa bình, an ninh quốc tế.

    – Ban thư kí: Cơ quan hành chính – tổ chức của Liên Hợp quốc, đứng đầu là Tổng thư kí do đại hội đồng bầu ra 5 năm một lần theo sự giới thiệu của Hội đồng bảo an.

    * Những cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc đang hoạt động có hiệu quả tại Việt Nam: Chương trình lương thực ( PAM ); Quỹ nhi đồng ( UNICEF ); Tổ chức lương thực và nông nghiệp ( FAO ); Chương trình phát triển ( UNDP ); Tổ chức văn hoá – giáo dục (UNESCO ); Tổ chức y tế thế giới ( WHO ); Quỹ tiền tệ ( IMF )

    * Mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Hiệp Quốc

    – Ngày 20/09/1977: Việt Nam gia nhập Liên Hiệp Quốc là thành viên thứ 149, đến năm 2006 LHQ có 192 quốc gia thành viên.

    – Ngày 16/10/2007, Đại hội đồng đã bầu Việt Nam trở thành thành viên không thường trực của Hội đồng bảo an nhiệm kỳ 2008 – 2009 (1/1/2008 – 31 / 12 / 2009 ).

    Bình luận

Viết một bình luận