Bình luận và chứng minh nhận định sau đây của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc: ” Tôi rất khấm phục lòng yêu nước của các vị cách mạng tiền bối nhưng tôi không tán thành chủ trương cứu nước của các cụ”
Bình luận và chứng minh nhận định sau đây của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc: ” Tôi rất khấm phục lòng yêu nước của các vị cách mạng tiền bối nhưng tôi không tán thành chủ trương cứu nước của các cụ”
Bác khâm phục lòng yêu nước của các vị cách mạng tiền bối vì họ luôn luôn đấu tranh, tìm con đường cứu nước, để nhân dân có được tự do, ấm no. Nhưng bác không tán thành chủ trương cứu nước của các cụ vì những con đường các cụ vạch ra chưa triệt để, khó thành công nên dẫn tới thất bại (như con đường của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,…) vì vậy nên Bác đã quyết định tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc
nhận định sau đây của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc: ” Tôi rất khấm phục lòng yêu nước của các vị cách mạng tiền bối nhưng tôi không tán thành chủ trương cứu nước của các cụ”
– Phan Bội Châu cho rằng độc lập dân tộc là nhiệm vụ cần làm trước để đi tới phú cường. Muốn giành được độc lập thì chỉ có con đường bạo động vũ trang (vì truyền thống của dân tộc ta trong việc đấu tranh giành lại và bảo vệ độc lập dân tộc cũng là đấu tranh vũ trang, các cuộc khởi nghĩa…) nên ông chủ trương lập ra Hội Duy tân với mục đích là lập ra một nước Việt Nam độc lập bằng việc chuẩn bị lực lương, tuyên truyền yêu nước, liên kết quốc tế chống chủ nghĩa đế quốc.chủ trương dựa vào Pháp chống triều đình phong kiến, tiến hành cải cách duy tân nhằm giành lại tự do dân chủ nhằm nâng cao dân trí, dân quyền làm điều kiện tiên quyết giành độc lập dân tộc…. thể hiện sự ảo tưởng về kẻ thù, không khác xin giặc rủ lòng thương, là khuynh hướng cải lương, không triệt để. Chủ trương này trái với đường lối của pháp nên không thể thực hiện được.
– Phan Bội Châu muốn dựa vào Nhật Bản để giành độc lập vì ông cho rằng: Nhật Bản cùng màu da, cùng văn hóa (đồng văn, đồng chủng), lại đi theo con đường tư bản châu Âu đã giàu mạnh lên, đánh thắng đế quốc Nga và thoát khỏi đế quốc xâm lược nên có thể nhờ cậy được, nên ông quyết định xuất dương sang Nhật (1905) cầu viện.Chủ trương bạo động là đúng, nhưng tư tưởng cầu viện dựa vào Nhật để đánh Pháp, khác gì “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”. Đây là chủ trương sai lầm, thể hiện nhận thức chưa đúng đắn về bạn và thù. Vì vậy chủ trương này khó có khả năng thực hiện được.
Do cả hai ông đều không thoát ra khỏi ý thức hệ của tư tưởng phong kiến.
Người nhận xét:
+ Cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật Bản không khác “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
+ Cụ Phan Chu Trinh đề nghị cải cách không khác xin giặc rủ lòng thương.