bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý Trần ở điểm nào : + Về Triều đình . + Về đơ

bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý Trần ở điểm nào :
+ Về Triều đình .
+ Về đơn vị hành chính.
+ Về cách đào tạo , tuyển chọn bổ dụng quan lại.

0 bình luận về “bộ máy nhà nước thời vua Lê Thánh Tông có tổ chức hoàn chỉnh và chặt chẽ hơn bộ máy nhà nước thời Lý Trần ở điểm nào : + Về Triều đình . + Về đơ”

  1. * Ở triều đình:

    + Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành và điều hành công việc.

    – Để tập trung quyền lực vào vua, vua Lê Thánh Tông bãi bỏ các chức vụ cao cấp nhất như: tướng quốc, đại tổng quản, đại hành khiển. Vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức Tổng chỉ huy quân đội.

    – Giúp việc cho vua có các quan đại thần.

    – Ở triều đình có 6 bộ và các cơ quan chuyên môn. 6 bộ là: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công, đứng đầu mỗi bộ là Thượng thư; các cơ quan chuyên môn gồm Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

    * Ở các đơn vị hành chính: Thời vua Lê Thánh Tông, chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên, đứng đầu mỗi đạo là 3 ti phụ trách 3 mặt khác nhau (đô ti, thừa ti và hiến ti). Dưới đạo thừa tuyên là phủ, châu, huyện, xã. => Thể hiện nhà nước trung ương đã với tay đến tận địa phương.

    * Ở cách đào tạo, tuyển chọn bổ dụng quan lại:

    – Đẩy mạnh và mở rộng giáo dục: mở thêm các trường học, nới rộng các đối tượng được đi học,…

    – Đưa chế độ thi cử vào nề nếp, có hệ thống để đào tạo và tuyển chọn quan lại: thi Hương ở các đạo, thi Hội, thi Đình ở kinh đô. Tổ chức nhiều kì thi hơn thì số lượng các trí thức cử nhân, tiến sĩ, trạng nguyên cũng nhiều hơn.

    – Đối tượng chủ yếu để được tuyển chọn làm quan là những người có học, được đào tạo trong nhà trường, đỗ đạt, có học vị.

    (CHÚC BẠN HỌC TỐT^_^)

    Bình luận
  2. Về triều đình:

    – Đứng đầu triều đình là vua nắm mọi quyền hành.

    – Giúp việc cho vua là các quan văn, quan võ,…

    – Ở triều đình có 6 bộ và một số cơ quan chuyên môn.

    – Hệ thống thanh tra giám sát hoạt động của quan lại được tăng cường từ trung ương đến tận đơn vị xã.

    Về các đơn vị hành chính:

    – Các đơn vị hành chính được tổ chức chặt chẽ, đặc biệt là cấp thừa tuyên và cấp xã.

    – Cả nước làm 13 đạo, dưới đạo là phủ, châu, huyện, xã.

    Về cách đào tạo, tuyển dụng nhân tài:

    – Mở rộng thi cử, chọn nhân tài công bằng.

    – Nhà nước thời Lê Thánh Tông lấy phương thức học tập, thi cử làm nguyên tắc lựa chọn, bổ dụng quan lại.

    cho mình ctlhn nhé #yêu sử#

    Bình luận

Viết một bình luận