BÒ SÁT TỰ LUẬN:Câu 1:Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn
Câu 2:Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn
Câu 3:Đặc điểm chung và vai trò của lớp bò sát
Câu 4: Lập bảng so sánh các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch
TRẮC NGHIỆM:Câu 1: Thời gian kiếm mồi của thằn lằn bóng như thế nào?
A. Bắt mồi về ban đêmB. Bắt mồi về ban ngàyC. Bắt mồi cả ban ngày và ban đêm.
Câu 2: Thằn lằn bóng có tập tính gì?
A. Trú đông trong các hốc đất khô dáo.
B. Trú đông trong các hốc đất tối và ẩm ướt.
C. Không trú đông
Câu 3: Thằn lằn bóng đuôi dài di chuyển như thế nào?
A. Di chuyển theo kiểu nhảy cóc.
B. Di chuyển theo kiểu vừa nhảy vừa bò.
C. Di chuyển theo kiểu thân và đuôi tỳ vào đất cử động uốn thân phối hợp các chi tiến lên phia trước.
Câu 4: Cấu tạo ngoài của Thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống trên cạn.
A. Da khô có vảy sừng bao bọc B. Da trần ẩm ướt
C. Da khô và trơn D. Da trần có lớp sáp bảo vệ.
Câu 5: Lớp Bò sát chia làm mấy bộ?
A. ba bộ. B. bốn bộ. C. hai bộ.
Câu 6: Da của Bò sát có cấu tạo như thế nào?
A. Da trần và ẩn ướt. B. Da khô có vẩy sừng. C. Da khô thiếu vẩy.
Câu 7: Hệ tuần hoàn của Bò sát có cấu tạo?
A. Tim có một ngăn và một vòng tuần hoàn
B. Tim có hai ngăn và hai vòng tuần hoàn
C. Tim có ba ngăn tâm thất có vách ngăn hụt và hai vòng tuần hoàn.
D. Tim có bốn ngăn và hai vòng tuần hoàn
Câu 12: Động vật có tim 3 ngăn và tâm thất có vách ngăn hụt là:
A. Cá B. Lưỡng cư C. Chim D. Bò sát
Câu 14: Cá sấu bơi được là nhờ:
A. Có các vây chẵn B. Chi năm ngón có màng da C. Có vây lẻ
CHIM TỰ LUẬN:Câu 1:Trình bày cấu tạo ngoài chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
Câu 2: Đặc điểm chung và vai trò của lớp chim
Câu 3: So sánh kiểu bay vỗ cánh với kiểu bay lượn
Câu 4: Đời sống của chim bồ câu? Theo em quaù trình sinh saûn cuûa chim tieán hoùa hôn boø saùt ôû ñieåm naøo ?
Câu 5:Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn
TRẮC NGHIỆM:Câu 1: Tác dụng của lông tơ trong hoạt động sống của chim bồ câu là gì ?
A. Giữ nhiệt cho cơ thể. B. Làm cho lông không thấm nước. C. Làm thân chim nhẹ.
Câu 2: Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt vì sao ?
A. Thân nhiệt ổn định. B. Thân nhiệt không ổn định.
C. Thân nhiệt cao D. Thân nhiệt thấp
Câu 3: Đặc điểm cấu tạo chi sau chim bồ câu như thế nào ?
A. Bàn chân có 5 ngón, có mảng dính giữa các ngón
B. Bàn chân có 4 ngón, có mảng dính giữa các ngón.
C. Có 5 ngón: 3 ngón trước và 2 ngón sau.
D. Có 4 ngón: 3 ngón trước và 1 ngón sau.
Câu 4: Bộ xương chim gồm các phần xương nào sau đây ?
A. Xương đầu, xương cánh, xương chân B. Xương đầu, xương thân, xương chi
C. Xương đầu, xương cánh, xương thân D. Xương thân xương chân xương chi
Câu 5: Lông vũ được chia làm hai loại là những loại nào ?
A. Lông đuôi và lông cánh. B. Lông bao và lông bâu.
C. Lông cánh và lông bao. D. Lông ống và lông tơ.
Câu 6: Lông vũ mọc áp sát vào thân chim bồ câu gọi là gì ?
A. Lông bao. B. Lông cánh. C. Lông tơ. D. Lông mịn.
Câu 7: Đặc điểm cấu tạo của phổi chim bồ câu là gì ?
A. Có hệ thống ống khí thông với các túi khí B. Phổi có mao mạch phát triển.
C. Có không vách ngăn,mao mạch không phát triển. D. Có nhiều vách ngăn.
Câu 8: Hệ hô hấp của chim bồ câu gồm:
A. Khí quản, 2 phế quản, 2 lá phổi. B. Khí quản.
C. 2 lá phổi. D. Tất Cả đều đúng
Câu 9: Bộ phận diều của chim bồ câu có tác dụng:
A. Tiết ra dịch vị. B. Tiết ra dịch tiêu hóa để tiêu hóa thức ăn.
C. Tiết ra dịch tụy D. Chứa và làm mền thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.
Câu 10: Đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa của chim bồ câu khác với thằn lằn là gì ?
A. Miệng có mỏ xừng. B. Trên thực quản có chỗ phình to là diều.
C. Không có miệng và mỏ xừng D. Dạ dày gồm dạ dày cơ và dạ dày tuyến.
Câu 11: Xương đầu chim nhẹ vì:
A. Có hốc mắt lớn. B. Hộp sọ rộng, mỏng
C. Hộp sọ rộng, dày D. Hàm không có răng.
Câu 12: Tập tính của chim nhiều hơn tập tính của bò sát vì :
A. Hệ tuần hoàn của chim phát triển hơn của bò sát
B. Hệ bài tiết của chim phát triển hơn của bò sát
C. Hệ thần kinh của chim phát triển hơn của bò sát
D. Tấtcả đều đúng.
Câu 13: Tập tính kiếm ăn của chim đa dạng vì:
A. có loài hoạt động kiếm ăn về ban ngày. B.có loài hoạt động kiếm ăn về ban đêm
C. có loài hoạt động kiếm ăn cả ban ngày và ban đêm . D. Tất cả đều đúng.
Câu 14: Tập tính sinh sản của Chim gồm:
A. Giao hoan, giao phối B. Êp trứng,nuôi con
C. Làm tổ, đẻ trứng D. Tất cả đều đúng.
Câu 15: Nhóm chim nào sau đây có tập tính di cư:
A. Cò, vạc, gà, cu gáy, sáo. B. Diệc xám, mòng két, ngỗng trời, sếu.
C. Chim én, cò, vạc, gà D. Tất cả đều đúng sai.
Câu 16: Đặc điểm chung của lớp chim:
A. Mình có lông vũ bao phủ
B. Có mỏ sừng
C. Phổi có mạng ống khí,túi khí và tim bốn ngăn,máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
D. Trứng lớn có vỏ đá vôi
E. Chim là động vật biến nhiệt
Đáp án:
Câu 1: Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?
– Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
+ Da khô, có vảy sừng: tránh mất nước
+ Cổ dài: tăng khả năng quan sát
+ Mắt có mi cử động và có tuyến lệ: tránh khô mắt
+ Chân có vuốt sắc: để bám vào nền khi di chuyển
+ Màng nhĩ nằm sau trong hốc tai: bảo vệ màng nhĩ, hướng âm thanh vào màng nhĩ
+ Thân dài, đuôi rất dài: định hướng chuyển động nhanh, linh hoạt, giữ thăng bằng khi di chuyển
Câu 2: Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn?
– Đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn là :
+ Phổi có cấu tạo phức tạp hơn phổi ếch, có nhiều vách ngăn và nhiều mao mạch bao quanh
+ Xuất hiện cơ liên sườn giúp tăng hiệu quả hô hấp do tăng thể tích lồng ngực
+ Tâm thất có vách ngăn hụt, máu nuôi cơ thể ít pha trộn nên giàu oxi hơn
+ Xuất hiện thận sau và trực tràng có khả năng hấp thu lại nước, hạn chế mất nước
+ Não trước và tiểu não phát triển nên thực hiện nhiều hoạt động phức tạp hơn
+ Mắt có thể cử động xoay, có thể nhìn thấy xung quanh khi đầu không cử động. Mi thứ ba giúp mắt không bị khô mà vẫn nhìn được
Câu 3: Đặc điểm chung và vai trò của lớp bò sát?
– Đặc điểm chung của lớp bò sát:
+ Là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn
+ Hô hấp bằng phổi, có nhiều vách ngăn
+ Da khô, có vảy sừng bao bọc. Cổ dài, chi yếu có vuốt sắc
+ Màng nhĩ nằm trong hốc tai
+ Tim 3 ngăn (1 tâm thất có vách hụt, 2 tâm nhĩ) có 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu pha
+ Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, đẻ trắng, trứng có vỏ dai hoặc đá vôi bao bọc
Câu 4: Lập bảng so sánh các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch?
* Ếch:
– Phổi:
+ Phổi đơn giản, ít vách ngăn (chủ yếu hô hấp bằng da)
– Tim:
+ Tim 3 ngăn (2 tâm nhĩ và một tâm thât máu pha trộn nhiều hơn)
– Thận:
+ Thận giữa (Bóng đái lớn)
* Thằn lằn:
– Phổi:
+ Phổi có nhiều ngăn (cơ liên sườn tham gia vào hô hấp)
– Tim:
+ Tim 3 ngăn; tâm thất có vách hụt (máu ít pha trộn hơn)
– Thận:
+ Thận sau (Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước)
Câu 1: Thời gian kiếm mồi của thằn lằn bóng như thế nào?
B. Bắt mồi về ban ngày
Câu 2: Thằn lằn bóng có tập tính gì?
A. Trú đông trong các hốc đất khô ráo
Câu 3: Thằn lằn bóng đuôi dài di chuyển như thế nào?
C. Di chuyển theo kiểu thân và đuôi tỳ vào đất cử động uốn thân phối hợp các chi tiến lên phia trước
Câu 4: Cấu tạo ngoài của Thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống trên cạn
A. Da khô có vảy sừng bao bọc
Câu 5: Lớp Bò sát chia làm mấy bộ?
B. bốn bộ
Câu 6: Da của Bò sát có cấu tạo như thế nào?
B. Da khô có vẩy sừng
Câu 7: Hệ tuần hoàn của Bò sát có cấu tạo?
C. Tim có ba ngăn tâm thất có vách ngăn hụt và hai vòng tuần hoàn
Câu 12: Động vật có tim 3 ngăn và tâm thất có vách ngăn hụt là:
D. Bò sát
Câu 14: Cá sấu bơi được là nhờ:
B. Chi năm ngón có màng da
Câu 1: Trình bày cấu tạo ngoài chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
+ Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay
+ Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh
+ Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh
+ Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra
+ Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể
+ Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng → làm đầu chim nhẹ
+ Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông
Câu 2: Đặc điểm chung và vai trò của lớp chim?
– Đặc điểm chung của lớp chim:
+ Chim là động vật có xương sống thích nghi cao đối với sự bay lượn và với những điều kiện sống khác nhau:
+ Mình có lông vũ bao phủ
+ Chi trước biến đổi thành cánh
+ Có mỏ sừng
+ Phổi có mạng ống khí, có túi khí tham gia vào hô hấp
+ Tim 4 ngăn, máu tỏ tươi đi nuôi cơ thể
+ Trứng cỏ vỏ đá vôi, được ấp nhờ thân nhiệt của chim bố mẹ
+ Là động vật hằng nhiệt
– Vai trò của lớp chim:
+ Chim ăn các loại sâu bọ và gặm nhấm
+ Chim được chăn nuôi (gia cầm) cung cấp thực phẩm, làm cảnh
+ Chim có lông (vịt, ngan ngỗng) làm chăn, đệm hoặc làm đồ trang trí
+ Chim được huấn luyện để săn mồi
+ Chim phục vụ du lịch, săn bắt
+ Chim có vai trò trong tự nhiên
+ Chim ăn các sản phẩm nông nghiệp
+ Chim di cư là nguyên nhân lây truyền một số bệnh
+ Một số chim là nguồn gây bệnh cho con người
Câu 3: So sánh kiểu bay vỗ cánh với kiểu bay lượn?
– Kiểu bay vỗ cánh:
+ Đập cánh liên tục
+ Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự vỗ cánh
– Kiểu bay lượn
+ Cánh đập chậm rãi, không liên tục cánh dang rộng mà không đập
+ Khả năng bay chủ yếu dựa vào sự nâng đỡ của không khí và sự thay đổi luồng gió
Câu 4: Đời sống của chim bồ câu? Theo em quá trình sinh sản của chim tiến hóa hơn bò sát ở điểm nào?
– Đời sống của chim bồ câu?
+ Đời sống : Bay lượn
+ Đẻ trứng , ấp trứng
+ Thức ăn : thóc , quả chín, …
+ Sống thàng đàn
+ Làm tổ
+ Thụ tinh trong
+ Giao phối cận huyết không gây ra thoái hóa giống
– Theo em quá trình sinh sản của chim tiến hóa hơn bò sát ở điểm nào?
+ Trứng có vỏ đá vôi → phôi được bao bọc tốt và phát triển an toàn hơn
+ Ấp trứng → phôi phát triển ít lệ thuộc vào mt
+ Nuôi con → giúp tăng tỉ lệ tồn tại ở chim non
Câu 5: Trình bày những đặc điểm cấu tạo trong của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
+ Hệ tiêu hóa hoàn chỉnh, tốc độ tiêu hóa cao
+ Hệ hô hấp có thêm hệ thống túi khí thông với phổi: túi khí làm giảm khối lượng của chim và giảm ma sát nội quan khi bay
+ Tim 4 ngăn nên máu không bị pha trộn: phù hợp với nhu cầu trao đổi chất mạnh ở chim (đời sống bay)
+ Không có bóng đái
+ Ở chim mái chỉ có một buồng trứng, ống trứng bên trái phát triển
+ Não chim phát triển liên quan đến nhiều hoạt động phức tạp ở chim
Câu 1: Tác dụng của lông tơ trong hoạt động sống của chim bồ câu là gì?
C. Làm thân chim nhẹ
Câu 2: Chim bồ câu là động vật hằng nhiệt vì sao?
A. Thân nhiệt ổn định
Câu 3: Đặc điểm cấu tạo chi sau chim bồ câu như thế nào?
D. Có 4 ngón: 3 ngón trước và 1 ngón sau
Câu 4: Bộ xương chim gồm các phần xương nào sau đây?
B. Xương đầu, xương thân, xương chi
Câu 5: Lông vũ được chia làm hai loại là những loại nào?
D. Lông ống và lông tơ
Câu 6: Lông vũ mọc áp sát vào thân chim bồ câu gọi là gì?
C. Lông tơ
Câu 7: Đặc điểm cấu tạo của phổi chim bồ câu là gì?
A. Có hệ thống ống khí thông với các túi khí
Câu 8: Hệ hô hấp của chim bồ câu gồm:
A. Khí quản, 2 phế quản, 2 lá phổi
Câu 9: Bộ phận diều của chim bồ câu có tác dụng:
D. Chứa và làm mền thức ăn trước khi đưa vào dạ dày
Câu 10: Đặc điểm cấu tạo hệ tiêu hóa của chim bồ câu khác với thằn lằn là gì?
D. Dạ dày gồm dạ dày cơ và dạ dày tuyến
Câu 11: Xương đầu chim nhẹ vì:
D. Hàm không có răng
Câu 12: Tập tính của chim nhiều hơn tập tính của bò sát vì:
D. Tất cả đều đúng
Câu 13: Tập tính kiếm ăn của chim đa dạng vì:
D. Tất cả đều đúng
Câu 14: Tập tính sinh sản của Chim gồm:
D. Tất cả đều đúng
Câu 15: Nhóm chim nào sau đây có tập tính di cư:
B. Diệc xám, mòng két, ngỗng trời, sếu
Câu 16: Đặc điểm chung của lớp chim:
A. Mình có lông vũ bao phủ
B. Có mỏ sừng
C. Phổi có mạng ống khí,túi khí và tim bốn ngăn,máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
D. Trứng lớn có vỏ đá vôi
Câu 1:Đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn:
Câu 2:
Đặc điểm cấu tạo trong của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn là :
Câu 3:Đặc điểm chung:
– Là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn đời sống ở cạn
– Hô hấp bằng phổi, có nhiều vách ngăn
– Da khô, có vảy sừng bao bọc. Cổ dài, chi yếu có vuốt sắc
– Màng nhĩ nằm trong hốc tai
– Tim 3 ngăn (1 tâm thất có vách hụt, 2 tâm nhĩ) có 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu pha
– Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, đẻ trắng, trứng có vỏ dai hoặc đá vôi bao bọc.
Câu 4:
Các nội quan Ếch Thằn lằn
Phổi Phổi đơn giản, ít vách ngăn .Phổi có nhiều ngăn
(chủ yếu hô hấp bằng da) (cơ liên sườn tham gia vào hô hấp)
Tim Tim 3 ngăn(2 tâm nhĩ và một tâm thât Tim 3 ngăn; tâm thất có
tâm thât máu pha trộn nhiều hơn) vách hụt (máu ít pha trộn hơn) Thận Thận giữa (Bóng đái lớn) Thận sau (Xoang huyệt có khả năng hấp thụ lại nước)
TRẮC NGHIỆM:Câu 1 :B
Câu 2:A
Câu 3:C
4A
5A
6B
7c
12A
14B
CHIM TỰ LUẬN:Câu 1:
Câu 2:+ Đặc điểm chung:
Là động vật có xương sống, thích nghi cao với sự bay lượn và các điều kiện sống khác nhau.:
+ Toàn thân phủ lông vũ, chi trước biến đổi thành cánh, có mỏ sừng.
+ Phổi có các ống khí và các mảng túi khí giúp tham gia hô hấp
+ Tim 4 ngăn, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể và là động vật hằng nhiệt
+ Trứng có vỏ đá vôi, và được ấp nở ra con nhờ thân nhiệt của chim bố, mẹ.
+ Vai trò:
Có lợi:
_ Chim cung cấp thực phẩm và tạo sản phẩm vật dụng gia đình, trang trí và làm cảnh
_ Chim được huấn luyện để săn mồi và phục vụ du lịch
_ Trong tự nhiên, chim ăn sâu bọ và các động vật gặm nhấm có hại, giúp phán tán quả và hạt cho cây rừng và giúp thụ phấn cho cây trồng
Có hại:
_ Chim ăn các loài cá, ăn cỏ và hạt có hại cho nền kinh tế và sản xuất nông nghiệp
_ Chim là động vật trung gian truyền bệnh
Câu 3: TỰ LÀM
Câu 4:TỰ LÀM
Câu 5:TỰ LÀM
TRẮC NGHIỆM:Câu 1: A
Câu 2:A
Câu 3:B
Câu 4:B
Câu 5:C
Câu 6:D
Câu 7:A
Câu 8:D
Câu 9:D
Câu 10:C
Câu 11:B
Câu 12:D
Câu 13:D
Câu 14:D
Câu 15:B
Câu 16:C
BÀI CẬU CHO QUÁ DÀI MÀ ĐIỂM ÍT QUÁ KHÔNG AI MUỐN LÀM ĐẦY ĐỦ ĐÂU NÊN LÀ BÀI DÀI NHƯ NÀY THÌ CHO TỪ 50Đ CHỞ LÊN MỚI ĐƯỢC.
CHÚC NGỦ NGON!!!!!!