Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi ! Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tưởi ! Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng …

Bỗng lòe chớp đỏ
Thôi rồi, Lượm ơi !
Chú đồng chí nhỏ
Một dòng máu tưởi !
Cháu nằm trên lúa
Tay nắm chặt bông
Lúa thơm mùi sữa
Hồn bay giữa đồng …

Lượm ơi, còn không ?
Ở đoạn thơ trên tác giả xưng hô với Lượm bằng mấy tên gọi? Đó là những tên gọi nào? Em thấy sự thay đổi xưng hô đó chứng tỏ điểu gì? *
“Lượm ơi, còn không?” câu thơ đặt cuối bài như một câu hỏi đầy đau xót sau sự hi sinh của Lượm. Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi? *

0 bình luận về “Bỗng lòe chớp đỏ Thôi rồi, Lượm ơi ! Chú đồng chí nhỏ Một dòng máu tưởi ! Cháu nằm trên lúa Tay nắm chặt bông Lúa thơm mùi sữa Hồn bay giữa đồng …”

  1. -Ở đoạn thơ trên tác giả sử dụng : 3 tên gọi

    -Đó là những tên: Lượm, chú đồng chí nhỏ,cháu

    Vì sao sau câu thơ ấy tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu với hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi? 

      – vì tác giả muốn tiểm nhớ lại hình ảnh chú bé Lượm hồn nhiên vui tươi 

    Mình đã làm hết những gì có thể!

    Mong bạn thông cảm!!!

    Bình luận
  2. I.

    Ở đoạn thơ trên tác giả xưng hô với Lượm bằng 3 tên gọi: Lươm, chú đồng chí nhỏ, cháu.

    Sự thay đổi xưng hô đó chứng tỏ:

    – Chú bé: cách gọi của người lớn đối với một đứa bé, thể hiện sự thân mật nhưng chưa gần gũi.

    – Cháu: thể hiện sự gần gũi, thân thiết như ruột thịt.

    – Chú đồng chí nhỏ: thể hiện sự gần gũi nhưng trang trọng.

    – Lượm ơi: tình cảm, cảm xúc đẩy lên đến cao độ.

    II.

    Sau câu thơ “Lượm ơi, còn không?” tác giả lặp lại hai khổ thơ ở đoạn đầu như khắc sâu hình ảnh hồn nhiên, trong sáng của Lượm trong tâm hồn mọi người. Lượm luôn sống mãi với dân tộc Việt Nam.

    Bình luận

Viết một bình luận