Buổi sớm nắng sáng. Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. Lại đến một buổi chiều gió mùa đông bắc vừa dừng. Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai ai đem rắc lên trên. Rồi ngày mưa rào. Mưa giăng giăng bốn phía. Có quãng nắng xuyên xuống biển óng ánh đủ màu: xanh lá mạ, tím phớt, hồng, xanh biếc,…. Có quãng biển thâm xì, nặng trịch. Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.
1.Nội dung chính của văn bản trên.
2 chỉ ra các phép so sánh được sử dụng trong đoạn trích trên và phân tích tác dụng của nó
1:
Nội dung: Nói về vẻ đẹp đầy sức hấp dẫn của buổi sớm nắng khi cánh buồm còn dạo chơi trên biển cả. Qua đó trình bày được vài những sắc màu của biển cả khi ắng nắng gieo rắc nơi nơi trên mặt biển.
2:
So sánh:
`+)` Những cánh buồm nâu trên biển được nắng chiếu vào hồng rực lên như đàn bướm múa lượn giữa trời xanh
`=>` Tác dụng: Màu sắc của những cánh buồm được tăng thêm nét thú vị, đầy tính tạo hình cho bài văn, đoạn văn thêm hấp dẫn.
`+)` Biển lặng đỏ đục, đầy như mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền như những hạt lạc ai ai đem rắc lên trên.
`=>` Thể hiện được vẻ đẹp kì lại mà khoan khoái của biển cả có màu đỏ tươi. Làm người đọc dễ hình dung hơn.
`+` Những cánh buồm ra khỏi cơn mưa, ướt đẫm, thẫm lại, khỏe nhẹ, bồi hồi, như ngực áo bác nông dân cày xong ruộng về bị ướt.
`=>` Sự tạo hình trong câu văn được tăng lên. Những cơn mưa giúp cho những cánh buồm có sức lôi cuốn người đọc trong sự so sánh hợp lý.