C1: nêu đặc điểm cấu tạo, nơi ở của ếch đồng C2: nêu đặc điểm chung của lớp lưỡng cư. cho biết sự đa dạng của lớp lưỡng cư. C3: đặc điểm cấu tạo, nơ

C1: nêu đặc điểm cấu tạo, nơi ở của ếch đồng
C2: nêu đặc điểm chung của lớp lưỡng cư. cho biết sự đa dạng của lớp lưỡng cư.
C3: đặc điểm cấu tạo, nơi ở của thằn lằn bóng đuôi dài
C4: nêu đặc điểm chung của lớp bò sát. cho biết sự đa dạng của lớp bò sát.
C5: nêu đặc điểm chim thích nghi với đời sống bay lượn. nêu rõ sự đa dạng, phong phú của lớp chim
C6: nêu đặc điểm cấu tạo, nơi ở, sự di chuyển của thỏ
C7: chứng minh thú là lớp động vật đa dạng

0 bình luận về “C1: nêu đặc điểm cấu tạo, nơi ở của ếch đồng C2: nêu đặc điểm chung của lớp lưỡng cư. cho biết sự đa dạng của lớp lưỡng cư. C3: đặc điểm cấu tạo, nơ”

  1. CÂU 1:

    -Cấu Tạo Ngoài;

    *Đầu hẹp nhọn, khớp với thận thành thành 1 khối

    *Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu

    *Da trần, phủ chất nhầy và ẩm, dễ thấm khí

    *Mắt có mi giữa nước do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ

    *Chi có 5 phần có ngón chia đốt, linh hoạt

    *Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón

    -Nơi Ở Của Ếch Đồng:

    *Ếch đồng sống vừa ở nước vừa ở cạn (ưa nơi ẩm ướt)

    CÂU 2:

    -Đặc Điểm Chung:

    *Lưỡng cư có cấu tạo thích nghi với đời sống vừa nước, vừa cạn: da trần và ẩm ướt, di chuyển bằng 4 chi, hô hấp bằng phổi và da

    *Sinh sản ở môi trường nước, thụ tinh ngoài, nòng nọc phát triển qua biến thái

    *Là động vật biến nhiệt

    -Đa dạng môi trường phần loài:

    *Lưỡng cư trên thế giới có khoảng 400000 loài

    *Chia thành 3 bộ:

      Bộ lưỡng có đuôi (cá, cóc, tam đảo)

      Bộ lưỡng cư không đuôi (ếch)

      Bộ lưỡng cư không chân (ếch giun)

    -Đa dạng về môi trường và tập tính

    *Lưỡng cư rất đa dạng về môi trường sống và tập tính (dọa nạt, tiết dựa độc, trốn chay, ẩn nấp)

     Mik làm đến đây thui nha. Vì số điểm của bạn cho rất ích nếu bạn tăng thêm điểm thì mik sẽ làm tiếp cho nha ^ω^

     

       

    Bình luận
  2. Câu 1:

    – Những đặc điểm của ếch đồng thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn.

    * Ở cạn:

    – Da trần phủ chất nhày và ẩm, dễ thấm khí, thở bằng phổi -> thuận lợi cho sự hô hấp.

    – Chi năm phần có ngón chia đốt linh hoạt -> thuận lợi cho sự di chuyển.

    – Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ, mũi thông khoang miệng -> bảo vệ mắt khỏi bị khô, nhận biết âm thanh.

    * Ở nước:

    – Đầu đẹp nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước rẽ nước khi bơi -> giảm sức cản của nước khi bơi.

    – Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu -> khi bơi ếch vừa thở vừa quan sát.

    – Da tiết chất nhày làm giảm ma sát, dễ thấm khí -> hô hấp trong nước dễ dàng hơn.

    – Chi sau có màng bơi -> tạo thành chân bơi để đẩy nước.

    -Ếch đồng sống ở khắp nơi ao hồ, đồng ruộng, sông ngòi, mương máng, những nơi ẩm ướt và có nguồn nước ngọt.

    Câu 2:

    Đặc điểm chung của Lưỡng cư 

    – Môi trường sống: Nước và cạn

    – Da: Trần, ẩm ướt

    – Cơ quan di chuyển: Bốn chân có màng ít hoặc nhiều

    – Hệ hô hấp: Mang (nòng nọc), phổi và da (trưởng thành)

    – Hệ tuần hoàn: Tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

    – Sự sinh sản: Đẻ trứng, thụ tinh ngoài

    – Sự phát triển cơ thể: Biến thái

    – Đặc điểm nhiệt độ cơ thể: Biến nhiệt

    Đa dạng về thành phần loài:

    – số lượng loài lớn

    – chia thành 3 bộ:

    + bộ lưỡng cư có đuôi

    + bộ lưỡng cư ko đuôi

    + bộ lưỡng cư ko chân

    Đa dạng về môi trường sống và tập tính:

    – sự đa dạng thể hiện ở:

    + môi trường sống

    + hoạt động

    + tập tính tự vệ

    Câu 3:

    Đặc điểm cấu tạo của thằn lằn bóng đuôi dài:

    1. Da khô có vảy sừng bao bọc_ Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.

    2. Có cổ dài_ Phát huy vai trò các giác quan nằm trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng.

    3. Mắt có mi cử động, có nước mắt_ Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.

    4. Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu_ Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ.

    5. Thân dài, đuôi rất dài_ Động lực chính của sự di chuyển.

    6. Bàn chân có năm ngón có vuốt_ Tham gia di chuyển trên cạn.

    Nơi ở thằn lằn bóng đuôi dài:

    – Môi trường sống: trên cạnh
    – Đời sống:

       +Sống nơi khô ráo, thích phơi nắng

        +Có tập tính trú đông, là động vật biến nhiệt

        +Thức ăn chủ yếu là sâu bọ

    Câu 4:

    Đặc điểm chung của lớp bò sát:

    Môi trường sống: đa dạng

    – Vảy: Vảy sừng khô, da khô

    – Cổ: dài, linh hoạt

    – Vị trí màng nhĩ: nằm trong hốc tai

    – Cơ quan di chuyển: chi yếu, có năm ngón, vuốt sắc nhọn

    – Hệ hô hấp: phổi có nhiều vách ngăn, có cơ hỗ trợ động tác hô hấp

    – Hệ tuần hoàn: 3 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt, máu pha

    – Hệ sinh dục: có cơ quan giao phối

    – Trứng: có màng dai hoặc vỏ đá vôi bao bọc

    – Sự thụ tinh: thụ tinh trong

    – Nhiệt độ cơ thể: biến nhiệt

    Sự đa dạng của lớp bò sát.

    Tổ tiên của bò sát đã được hình thành cách đây khoáng 280 – 230 triệu năm
    Trên thế giới có khoảng 6 500 loài bò sát. ở Việt Nam đã phát hiện 271 loài, Chúng có da khô, vảy sừng bao bọc và sinh sản trên cạn. Bò sát hiện nay được xép bôn bộ : bộ Đầu mỏ , bộ Có vảy (chủ yếu gồm những loài sông ở cạn), bộ Cá sáu (sống vừa ở nước vừa ở cạn) và bộ Rùa gồm một số loài rùa cạn, một số loài rủa nước ngọt (sống vừa ở nước vừa ở cạn), ba ba sống chủ yếu ở nước ngọt, rùa biến sống chủ yếu ở biển
    Đặc điểm chung

    – bò sát là động vật có xương sống, thích nghi với đời sống trên cạn.

    + da khô, có vảy sừng.

    + chi yếu, có vuốt sắc.

    + phổi có nhiều vách ngăn.

    + tim có vách hụt, máu pha đi nuôi cơ thể.

    + thụ tinh trong, trứng có vỏ bao bọc, giàu noãn hoàn.

    + là động vật biến nhiệt.

    Câu 5:

    Đặc điểm chim thích nghi với đời sống bay lượn:

    -Thân hình thoi: giảm sức cản không khí khi bay

    -Chi trước biến thành cánh: quạt gió, cản không khí khi hạ cánh

    -Chi sau (3 ngón trước, 1 ngón sau, có vuốt): giúp chim bám chặt và cành cây và khi hạ cánh

    -Lông ống có các sợi lông làm phiến mỏng: tăng diện tích cánh chim khi giang ra

    -Lông tơ: giữ nhiệt và làm ấm cơ thể

    -Mỏ: mỏ sừng bao lấy hàm không có răng => làm đầu chim nhẹ

    -Cổ dài, khớp đầu với thân: phát huy tác dụng của giác quan, bắt mồi, rỉa lông

    Sự đa dạng, phong phú của lớp chim:

    -Lớp chim rất đa dạng: Số loài nhiều chia làm 3 nhóm

    – Lối sống và môi trường sống phong phú

    + Chim chạy, chim bơi, chim bay.

    Câu 6:

    Đặc điểm cấu tạo thỏ:

    Bộ lông: Bộ lông mao dày xốp ->  Giữ nhiệt, bảo vệ thỏ khi ẩn trong bụi rậm.

    Chi (Có vuốt): +Chi trước ngắn -> Đào hang

                             +Chi sau dài khoẻ -> Bật nhảy xa, chạy trốn nhanh.

    Giác quan: +Mũi tinh, lông xúc giác nhạy bén.-> Thăm dò thức ăn và môi trường.

                        +Tai thính có vành tai lớn, cử động được.->Định hướng âm thanh, phát hiện sớm kẻ thù.

                         +Mắt có mí, cử động được->Giữ mắt không bị khô, bảo vệ khi trốn trong bụi gai rậm.

    Nơi ở của thỏ:

    Thỏ hoang sống ven rừng, có tập tính đào hang, lẩn trốn kẻt thù

    Di chuyển:

    Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời cả 2 chân. Mô tả các động tác di chuyển của thỏ: Sự nhảy của thỏ ở giai đoạn nhảy 2 chân sau thỏ tiếp xúc với đất, đạp mạnh vào đất cơ thể thỏ bật lên cao, chân trước, chân sau và thân thỏ khi đó đều duỗi thẳng -> làm giảm sức cản của không khí tạo điều kiện cho sự tăng tốc, chỉ có chân trước tiếp cận với đất vào cuối giai đoạn của sự nhảy.

    u 7:

    – Lớp thú có số l­ượng loài rất lớn (khoảng 4600 loài,  26 bộ), sống ở khắp nơi.

    – Môi trường sống đa dạng: Trong nước, trên cây, trong đất, bay lượn, trên không…..

    – Di chuyển: Đi, chạy, leo trèo, bay lượn, bơi

    Chúc bạn học tốt và đạt được nhiều thành tích cao trong học tập cũng như thi cử((:

    Xin ctlhn bạn nhé hoặc 5*((:

    Làm cực lắm đó ạ)):

    Bình luận

Viết một bình luận