C1 . Nêu nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất đường bột . C2 . Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm ? Nêu nguyên nhân và biện phá

C1 . Nêu nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất đường bột .
C2 . Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm ? Nêu nguyên nhân và biện pháp phòng tránh ?
C3 . Thực đơn là gì ? Nêu nguyên tắc xây dựng thực đơn , em hãy xây dựng thực đơn cho 1 bữa tiệc cưới ?
C4 . Bữa ăn hợp lí là gì ? Nêu nguyên tắc xây dựng bữa ăn hợp lí ?
* Phần trắc nghiệm :
C1 . Bữa ăn thường ngày có 3 đến 4 món là những món chính nào ?
C2 . Khoảng cách giữa các món ăn là mấy giờ ?
C3 . Thành phần dinh dưỡng chính trong thịt và cá là gì ?
Giúp mk nha please ……..

0 bình luận về “C1 . Nêu nguồn cung cấp và chức năng dinh dưỡng của chất đường bột . C2 . Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm ? Nêu nguyên nhân và biện phá”

  1. Câu 1:

    – Nguồn cung cấp : Ngũ cốc , các loại khoai , trái cây : mía , chuối , nho.

    – Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể.

    – Chuyển hóa thành chất dịnh dưỡng khác.

    Câu 2:

    -Nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào trong thực phẩm.

    -Nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào trong thực phẩm.

    -Nguyên nhân:

    + Do thức ăn bị nhiễm các vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật.

    +Do thức ăn bị biến chất.- Do trong thức ăn có sẵn chất độc (như cá nóc, mầm khoai tây, nấm độc…).

    +Do thức ăn bị nhiễm các chất độc hóa học, chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm.

    -Biện pháp phòng tránh nhiễm trùng:

    +Rửa tay sạch trước khi ăn

    +Vệ sinh nhà bếp

    +Rữa kĩ thực phẩm

    +Nấu chín thực phẩm

    +Đậy thức ăn cẩn thận

    +Bảo quản thức ăn chu đáo

    +Biện pháp phòng tránh nhiễm độc:

    +Không dùng thức ăn bị biến chất hoặc nhiễm chất độc hóa học

    +Không dùng thức ăn có chất độc

    +Không dùng những đồ hộp quá hạn sử dụng,những hộp bị phồng

    Câu 3:

    -Thực đơn là bảng ghi lại tất cả các món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày

    -Nguyên tắc xây dựng thực đơn

    +Số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn

    + Đầy đủ các loại thực phẩm chính theo cơ cấu bữa ăn

    +Đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng, hiệu quả kinh tế

    -Lụa chọn cho thực đơn

    – Bữa cỗ: có món phụ và nhiều loại món chính

    – Bữa thường ngày: có đủ các loại món chính (cơm, canh, rau, thịt)

    -Xây dựng thực đơn cho 1 bữa tiệc cưới 

    +Món khai vị: súp gà ngô ngọt, nộm rau quả thập cẩm, phở cuốn, gỏi,… 

    +Món chính: tôm hấp/chiên, chim câu quay, canh bóng, xôi vò hạt sen, bò sốt tiêu đen (có thêm bánh mì ăn kèm), gà quay/chiên da giòn, rau xào theo mùa,…

    +Món tráng miệng: trái cây theo mùa, chè, bánh ngọt,…                                                                     

     Câu 4             -Bữa ăn hợp lý là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ các chất dinh dưỡng theo tỉ lệ thích hợp để cung cấp cho nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về các chất dinh dưỡng.
    -Nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình và giải thích từng nguyên tắc đó
    1. Nhu cầu các thành viên trong gia đình
    Chọn những thực phẩm có thể đáp ứng được nhu cầu khác nhau của các thành viên trong gia đình, căn cứ vào tuổi tác, giới tính, tình trạng thể chất và nghề nghiệp của họ.
    Ví dụ:
    – Trẻ em đang lớn cần ăn nhiều loại thực phẩm để xây dựng và phát triển cơ thể.
    – Người lớn đang làm việc, lao động chân tay cần được cung cấp các thực phẩm năng lượng.
    – Phụ nữ có thai cần có các thực phẩm giàu chất đạm, chất vôi và chất sắt.
    2. Điều kiện tài chính
    Cần cân nhắc về số tiền hiện có thể đi chợ, một bữa ăn đủ chất dinh dưỡng không cần phải đắt tiền mới có được.
    3. Sự cân bằng chất dinh dưỡng được thể hiện qua việc chọn mua thực phẩm phù hợp.
    Cần chọn đủ thực phẩm của 4 nhóm thức ăn để tạo thành một bữa ăn hoàn chỉnh, cân bằng dinh dưỡng.
    Chức năng những thức ăn của các nhóm thực phẩm, có:
    Xây dựng và tu bổ các tế bào (các chất đạm).
    – Cung cấp năng lượng và nhiệt lượng (các chất đường và chất béo).
    – Bảo vệ và điều hòa mọi hoạt động của cơ thể (các sinh tố và chất khoáng).
    4. Sự thay đổi món ăn và hình thức trình bày
    -Thay đổi thực đơn cho gia đình mỗi ngày để tránh nhàm chán.
    -Thay đổi các phương pháp chế biến có món ăn ngon miệng.
    -Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn.
    -Trong một bữa ăn, không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế –biến với món chính đã có sẵn.
    *Ví dụ: Đã có món cá kho thì không cần phải làm thêm món cá hấp.
    Màu sắc, hình thức và hương vị đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự hấp dẫn và ngon miệng cho bữa ăn. Những lát dưa leo, cà chua, hành phi, hành lá xắt, tỉa, cần tây, rau ngò, ớt xắt, tỉa… sẽ tăng thêm màu sắc cho đĩa thức ăn. Các món gia vị cũng góp phần tăng thêm giá trị dinh dưỡng cho món ăn.
    5. Chế độ ăn uống cho từng đối tượng

    *Phần trắc nghiệm

    C1

    – Thực đơn hàng ngày thì thường có 3 hoặc 4 món ăn là những món chính thường có trong bữa ăn hàng ngày là :

    ​+ Cơm

    + Canh

    + Món thịt

    + Có thể thêm món cá để đầy đủ vitamin

    C2 Các bữa ăn có khoảng cách từ 2 đến 3 giờ mỗi ngày.

    C3

    -Thành phần dinh dưỡng trong cá :acid amin, muối khoáng với các vi lượng quan trọng. Mỡ cá có nhiều vitaminA và D, rất tốt cho sức khỏe

    -Thành phần dinh dưỡng trong thịt : protein rất quan trọng cho cơ thế, đóng vai trò giúp tăng trưởng và duy trì sự hoạt động của cơ thể.

    Xin câu trả lời hay nhất từ bn!!!

    Bình luận
  2. C1

    Nguồn cung cấp : Ngũ cốc , các loại khoai , trái cây : mía , chuối , nho

    Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể

    Chuyển hóa thành chất dịnh dưỡng khác

    C2

    nhiễm trùng thực phẩm là sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào trong thực phẩm

    nhiễm độc thực phẩm là sự xâm nhập của chất độc vào trong thực phẩm

    biện pháp phòng tránh nhiễm trùng:

    rửa tay sạch trước khi ăn

    vệ sinh nhà bếp

    rữa kĩ thực phẩm

    nấu chín thực phẩm

    đậy thức ăn cẩn thận

    bảo quản thức ăn chu đáo

    biện pháp phòng tránh nhiễm độc:

    không dùng thức ăn bị biến chất hoặc nhiễm chất độc hóa học

    không dùng thức ăn có chất độc

    không dùng những đồ hộp quá hạn sử dụng,những hộp bị phồng

    C3

    Thực đơn là bảng ghi lại tất cả các món ăn dự định sẽ phục vụ trong bữa tiệc, cỗ, liên hoan hay bữa ăn thường ngày

    Nguyên tắc xây dựng thực đơn

    – Số lượng và chất lượng món ăn phù hợp với tính chất bữa ăn

    – Đầy đủ các loại thực phẩm chính theo cơ cấu bữa ăn

    – Đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng, hiệu quả kinh tế

    thực đơn tiệc cưới: có món phụ và nhiều loại món chính

    C4

    Bữa ăn hợp lí là bữa ăn có sự phối hợp các loại thực phẩm với đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết theo tỉ lệ thích hợp để đáp ứng nhu cầu của cơ thể về năng lượng và về chất dinh dưỡng

    nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý:

    -Nhu cầu của các thành viên trong gia đình

    -Điều kiện tài chính

    -Sự cân bằng chất dinh dưỡng

    -Thay đổi món ăn

    * Phần trắc nghiệm:

    C1

    Những món chính thường ngày có 3 đến 4 món là:

    ​- Cơm

    – Canh

    – Món thịt

    – Có thể thêm món cá để đầy đủ vitamin

    C2

    Các bữa ăn có khoảng cách từ 2 đến 3 giờ mỗi ngày.

    C3

    trong thịt cá có nhiều thành phần dinh dưỡng như vitamin (như vitamin A, vitamin D và vitamin nhóm B vv…), enzym, chất khoáng (như canxi, phốt pho, kali, kẽm, iod và selen vv…), axit béo không bão hòa và protein. … Ngược lại, trong thịt cá trắng thành phần dinh dưỡng không nhiều và ít tanh.

    Bình luận

Viết một bình luận