C1 Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử khởi nghĩa Lam Sơn? C2 Rút ra nguyên nhân cuộc chiến tranh Nam_Bắc Triều và Trịnh Nguyễn? C3 Tại sao kinh tế

C1 Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử khởi nghĩa Lam Sơn?
C2 Rút ra nguyên nhân cuộc chiến tranh Nam_Bắc Triều và Trịnh Nguyễn?
C3 Tại sao kinh tế đàng ngoài suy sụp và đàng trong phát triển?

0 bình luận về “C1 Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử khởi nghĩa Lam Sơn? C2 Rút ra nguyên nhân cuộc chiến tranh Nam_Bắc Triều và Trịnh Nguyễn? C3 Tại sao kinh tế”

  1. c1 ;*)Nguyên nhân:
    – Do nhân dân ta có lòng nồng nàn yêu nước, ý chí bất khuất giành lại độc lập, tự do cho đất nước, toàn dân đoàn kết chiến đấu.
    – Nhờ sự lãnh đạo tài tình của bộ tham mưu đứng đầu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi,…..
    – Những chiến thuật đúng đắn của bộ tham mưu.
    *)Ý nghĩa:
    – Kết thúc 20 năm đô hộ quân Minh.
    – Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.
    – Đập tan âm mưu xâm lược Minh.
    – Thể hiện lòng yêu nước và tinh thần nhân đạo sáng ngời.

    C2

    Nguyên nhân của chiến tranh Nam – Bắc triều:

    – Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa.

    – Thành lập một nhà nước mới gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long – Bắc triều.

    ⟹ Năm 1545, chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ.

    * Nguyên nhân chiến tranh Trịnh – Nguyễn:

    – Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.

    – Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

    ⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.

    c3

    – Vùng đất Đàng Trong mới được khai thác, đất đai nhiều, màu mỡ nhất là vùng Nam Bộ, dân cư còn thưa thớt, khí hậu thuận lợi cho nông nghiệp phát triển,…

    – Chính quyền chúa Nguyễn có những biện pháp tích cực để phát triển nông nghiệp như:

    + Chính quyền tổ chức di dân khai hoang, cấp nông cụ, lương ăn, lập thành làng ấp.

    + Riêng ở Thuận Hóa năm 1771, chúa Nguyễn chiêu tập dân lưu vong, tha tô thuế binh dịch 3 năm, khuyến khích họ trở về quê hương làm ăn.

    => Nhờ khai hoang và điều kiện tự nhiên thuận lợi nền nông nghiệp ở Đàng Trong phát triển rõ rệt

    Bình luận
  2. * C1 :

    – Phát huy truyền thống đoàn kết toàn dân đánh giặc.

    – Nghĩa quân Lam Sơn được nhân dân ủng hộ.

    – Nhân dân ta có truyền thống yêu nước, tinh thần quyết chiến đánh giặc, đã tham gia, giúp đỡ cuộc khởi nghĩa vượt qua mọi khó khăn.

    – Có sự lãnh đạo tài tình, mưu lược của bộ chỉ huy cuộc khởi nghĩa, tiêu biểu là Lê Lợi, Nguyễn Trãi… đưa ra những kế sách đúng đắn để đưa cuộc khởi nghĩa đến thắng lợi, biết kết hợp sức mạnh quân sự và ngoại giao để chiến thắng kẻ thù.

    * C2 :

    + Nguyên nhân của chiến tranh Nam – Bắc triều:

    – Không chấp nhận chính quyền của họ Mạc, một số quan lại cũ của nhà Lê, đứng đầu là Nguyễn Kim đã họp quân, nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Mạc” nổi dậy ở vùng Thanh Hóa.

    – Thành lập một nhà nước mới gọi là Nam triều để đối lập với họ Mạc ở Thăng Long – Bắc triều.

    ⟹ Năm 1545, chiến tranh Nam – Bắc triều bùng nổ.

    + Nguyên nhân chiến tranh Trịnh – Nguyễn:

    – Sau khi Nguyễn Kim chết, con rể là Trịnh Kiểm tiếp tục sự nghiệp “Phù Lê diệt Mạc”. Để thao túng quyền lực vào tay họ Trịnh, Trịnh Kiểm tìm cách loại trừ phe cánh họ Nguyễn. Lo sợ trước tình hình đó Nguyễn Hoàng (con thứ của Nguyễn Kim) xin vào trấn thủ đất Thuận Hóa.

    – Tại Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng xây dựng cơ nghiệp của họ Nguyễn, trở thành thế lực cát cứ ở Đàng Trong, dần tách khởi sự lệ thuộc với họ Trịnh ở Đàng Ngoài.

    ⟹ Năm 1627, lo sợ thế lực họ Nguyễn lớn mạnh, chúa Trịnh đem quân đánh vào Thuận Hóa, chiến tranh Trịnh – Nguyễn bùng nổ.

    * C3 :

    – Ở đằng ngoài: chiến tranh liên miên, vua lê-trịnh ít quan tâm đến nông nghiệp sản xuất.

    ⇒ Hậu quả: mất mùa nhân dân cực khổ, ruộng công bị bọn cường nào đem đi cầm bán, quan lại tham ô hoành hành.
    – Ở đằng trong: do thời tiết khí hậu thuận lợi. Các chúa nguyễn một mặt là lo chiến tranh. một mặt là dân chịu khó sản xuất nông nghiệp và khai hoang. Năm 1698 Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lí phía nam đặt phủ gia định mở thêm đất đai nhất là đồng bằng sông cửu long năng xuất lúa mì cao.

                                `text{XIN HAY NHẤT}`

    Bình luận

Viết một bình luận