C1. Nhân tố sinh thái là gì? Vì sao con người lại được tách thành một nhân tố sinh thái riêng. C2. ý nghĩa của việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gi

C1. Nhân tố sinh thái là gì? Vì sao con người lại được tách thành một nhân tố sinh thái riêng.
C2. ý nghĩa của việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gia là gì?
C3. Môi trường sống của sinh vật là gì? Nêu các nhân tố sinh thái của môi trường.
C4. Nêu đặc điểm của các mối quan hệ khác loài. M.n giúp mình với ạ.
Đang cần gấp ạ.

0 bình luận về “C1. Nhân tố sinh thái là gì? Vì sao con người lại được tách thành một nhân tố sinh thái riêng. C2. ý nghĩa của việc phát triển kinh tế của mỗi quốc gi”

  1. Câu 1

       Nhân tố sinh thái là những nhân tố ở môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sống của sinh vật.

      Con người được tách ra thành 1 nhóm nhân tố sinh thái riêng vì hoạt động của con người khác với các sinh vật khác, con người có trí tuệ nên vừa khai thác tài nguyên thiên nhiên lại vừa cải tạo thiên nhiên.

    Câu 2 (m ko biết)

    Câu 3

      Môi trường sống của sinh vật là phần không gian bao quanh sinh vật mà ở đó các các yếu tố cấu tạo nên môi trường tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển của chúng. Tùy vào mỗi loại sinh vật mà chúng thích nghi được trong các môi trường sống khác nhau.

      Nêu các nhân tố sinh thái của môi trường (M để hình bên dưới)

    Câu 4

    Quan hệ hỗ trợ:

    a) Quan hệ cộng sinh: Là môi quan hệ nhất thiết phải xảy ra giữa hai loài, trong đó đôi bên cùng có lợi.

    – Ví dụ: Sự cộng sinh giữa nấm và vi khuẩn lam thành địa y; sự cộng sinh giữa hải quỳ với tôm kí cư; sự cộng sinh giữa vi khuẩn nốt sần với cây họ đậu

    – Ý nghĩa: Trồng cây họ đậu luân canh để cải tạo đất; bảo vệ vi khuẩn cộng sinh trong đường tiêu hóa ở người…

    b) Quan hệ hội sinh: Là quan hệ giữa 2 loài khác nhau trong đó chỉ có lợi cho 1 bên.

    Ví dụ: Sâu bọ sống nhờ trong tổ kiến, tổ mối; Kền kền ăn thịt thừa của thú.

    Quan hệ đối địch:

    a) Quan hệ ăn thịt con mồi: Loài này sử dụng loài kia làm nguồn thức ăn.

    Ví dụ: Hổ ăn hươu, nai; cáo ăn gà…

    – Con người vận dụng quan hệ này trong đời sống và thực tiễn sản xuất như nuôi mèo để bắt chuột; nuôi kiến để ăn rệp cây…

    b) Quan hệ kí sinh: Một loài sống bám vào vật chu, sử dụng thức ăn của vật chủ.

    Ví dụ: Giun sán kí sinh cơ thế động vật, dây tơ hồng sống bám trên thân, cành cây chủ…

    c) Quan hệ bán kí sinh: Một loài sống bám trên cơ thể vật chủ, sử dụng một phần các chất trên cơ thề vật chủ.

    Ví dụ: Cây tầm gửi sử dụng nước và khoáng của cây chủ để tổng hợp chất hữu cơ nhờ có diệp lục.

    d) Quan hệ cạnh tranh sinh học: Biểu hiện ở các loài sống chung có sự tranh giành ánh sáng, thức ăn…

    Ví dụ: Cạnh tranh sinh học giữa cây trồng với cỏ dại.

    e) Quan hệ ức chế cảm nhiễm : Một số loài nhờ chứa phytônxit kìm hãm sự phát triển của loài khác.

    Ví dụ: Chất gây đỏ nước của tảo giáp làm chết nhiều động, thực vật nổi ở ao hồ.

    CHO MÌNH CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NHA

    CHÚC HỌC TỐT

       

    c1-nhan-to-sinh-thai-la-gi-vi-sao-con-nguoi-lai-duoc-tach-thanh-mot-nhan-to-sinh-thai-rieng-c2-y

    Bình luận
  2. Câu 1:

    Nhâ tố sinh thái là các nhân tố tác động tới sinh vật bao gồm:

    + nhân tố vô sinh(nhân tố không sống): đất, nước, đá

    + nhân tố hữu sinh: con người và các sinh vật khác

    con người đc tách ra 11 nhóm riệng vì:

    + chúng có tư duy chìu tượng

    + có khả năng phực hồi và cải cải tạo

    + có thể phá hoại môi trường

    Câu 3:

    mối trường sống là: môi trường sông của sinh vật bao gồm tất cả những gì xung quanh chúng

     các  nhân tố sinh thái giống phần 1

    Câu 4:

     Các mối quan hệ khác loài:

       Hỗ trợ:

    + cộng sinh

    + hội sinh

    + họp tác

         Đối địch

    + cạnh tranh

    + kí sinh

    + sv ăn sv khác

    + ức chế cảm nhiễm

    Bình luận

Viết một bình luận