C1:Phân tích tác dụng của 1 biện pháp nghệ thuật có trg câu sau:”Từ Triệu,Đinh,Lí,Trần bao đời xây nên độc lập/Cùng Hán,Đg,Tống,Nguyên mỗi bên xưng đế 1 phương ”
C2:Từ vc lí giải mục đích chân chính của vc hc qua đoạn trích trích trong văn bản bàn luận về phép hc,e hãy vt 1 đoạn văn khoảng 200 chữ nêu suy nghĩ của e về mục đích chân chính của vc hc và các phép hc
Hai câu “Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên, mỗi bên xưng đế một phương” có ý nghĩa khẳng định về chế độ, chủ quyền riêng của đất nước Đại Việt ta.
Về hình thức, hai câu có sự đăng đối đối chặt chẽ với nhau, đặt các triều vua nước ta song song và ngang hàng với các triều đại của Trung Quốc. Qua đó, ý thơ mạnh mẽ và tự hào khẳng định các nhà vua của ta cũng là “đế” sánh ngang hàng với vua chúa Trung Hoa: “mỗi bên xưng đế một phương”, không hề có quan hệ nước lớn – nước nhỏ như các triều đại phong kiến phương Bắc từng quan niệm.
câu 2
Văn bản “Bàn luận về phép học” của Nguyễn Thiếp đã gợi cho em những suy nghĩ sâu sắc về mục đích của việc học chân chính. Học có thể được định nghĩa là việc tiếp thu kiến thức từ bạn bè, thầy cô, từ kinh nghiệm và từ cuộc sống. Kiến thức ấy không chỉ đơn giản là tri thức, là lý thuyết mà còn có cả kĩ năng sống, đạo đức, cách đối nhân xử thế. Như vậy, suy cho cùng mục đích chân chính của việc học là học để làm người, học đạo đức, các đối nhân xử thế giữa con người với con người trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ để sống, con người không chỉ hoàn toàn dựa vào lý thuyết mà când có cả kĩ năng sống, khả năng sinh tồn. Và để sống một cách có ý nghĩa thì con người phải có đạo đức, biết cách ứng xử. Và đó mới chính là việc học thực sự, học với một mục đích chân chính. Học để có những công cụ để áp dụng vào đời sống. Vậy nên hãy mở rộng tầm mắt của mình, học hỏi tất cả những điều xung quanh, không chỉ đơn giản là học lý thuyết