C1 so sánh máy chính quyền thời Lê Sơ với thời Lí và Trần có gì giống và khác nhau
C2 pháp luật thời Lê Sơ có gì giống và khác nhau so với các thời kì trước đó
C3 trình bày nguyên nhân thằng lợi và ý nghĩa lịch sư của phong trào Tây Sơn
C4 đánh giá những cống hiến to lớn của phong trào Tây Sơn và Nguyễn Huệ- Quang Trung
C5 em có nhận xét gì về nghệ thuật đánh giặc của Nguyễn Huệ- Quang Trung
C6 trình bày những thành tự về văn học, nghệ thuật, khoa học kĩ thuật cuối thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIV
Câu 1:
*Thành phần quan lại
Nhà nước thời Lý – Trần
Chủ yếu là quý tộc, vương hầu
Nhà nước thời Lê sơ
Các nho sĩ trí thức đỗ đạt, có học vị thuộc các tầng lớp xã hội khác nhau. Không còn tầng lớp quý tộc thời Trần.
*Tổ chức bộ máy chính quyền
Nhà nước thời Lý – Trần
– Nhà nước tổ chức theo chế độ quân chủ tập quyền (vua nắm mọi quyền hành) nhưng chưa hoàn chỉnh bằng thời Lê sơ.
– Là nhà nước quân chủ quý tộc.
Nhà nước thời Lê sơ
– Vua là người trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chỉ huy quân đội.
– Hoàn chỉnh hơn, chặt chẽ hơn, tính tập quyền cao hơn.
– Là nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ, mang tính quan liêu.
Câu 2:
– Giống nhau:
+ Pháp luật bảo vệ quyền lợi của vua và các quan đại thần.
+ Cấm việc giết mổ trâu, bò.
* Khác nhau:
+ Thời trước
– Bảo vệ quyền lợi tư hữu
– Chưa bảo vệ quyền lợi của phụ nữ
+ Thời Lê sơ:
– Bảo vệ quyền lợi của quốc gia, khuyến khích phát triển kinh tế.
– Giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
– Bảo vệ một số quyền lợi của phụ nữ.
– Hạn chế phát triển nô tì.
– Pháp luật thời Lê sơ đầy đủ, hoàn chỉnh hơn thể hiện ở “Luật Hồng Đức”.
Câu 3:
– Nguyên nhân thắng lợi:
+ Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
+ Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang Trung là anh hùng dân tộc vĩ đại.
– Ý nghĩa lịch sử:
+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê đã xoá bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
+ Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.
Câu 4:
-Cùng Nguyễn Nhạc dựng cờ khởi nghĩa:
-Lãnh đạo thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống Xiêm và chống Thanh
–Chấm dứt tình trạng phân liệt Đàng Trong – Đàng ngoài, đặt cơ sở khôi phục thống nhất quốc gia
-Sáng lập một vương triều Tây Sơn tiến bộ
Câu 5:
– Có tư tưởng đánh để tiêu diệt
– Tinh thần tiến công chủ động liên tục
– Lối đánh thần tốc, bất ngờ, áp đảo kẻ thù, chắc thắng
Dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, mãnh liệt là tác phong chiến đấu của quân Tây Sơn dưới quyền chỉ huy của Quang Trung
⇒ Nghệ thuật tác chiến hợp lí,đúng đắn,thông minh và sáng suốt.Biết chọn địa hình,thời điểm chính xác để mai phục,nhử quân địch vào trân địa để tiêu diệt nhanh gọn.Có kế hoạch tiêu diệt giặc sáng suốt ,thông minh và khôn khéo.Nét đặc sắc trong nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” tạo nên thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước; góp phần làm phong phú thêm nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam; rất cần được tiếp tục nghiên cứu.
Câu 6:
Văn học:
– Văn học dân gian phát triển rực rỡ, nhiều hình thức phong phú: tục ngữ, ca dao, truyện thơ dài, truyện tiếu lâm,…
– Văn học chữ Nôm những tác phẩm tiêu biểu: Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm,… các tác giả: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu,…
Nghệ thuật
– Văn nghệ dân gian:
+ Nghệ thuật sân khấu, tuồng, chèo phổ biến khắp nơi.
+ Ở miền xuôi: hát quan họ, trống quân, hát lí, hát dặm, hát tuồng,…
+ Ở miền núi: hát lượn, hát khắp, hát xoan,…
– Nghệ thuật tranh dân gian, nhiều tác phẩm nổi tiếng: tranh Đánh vật, chăn trâu thổi sáo, Bà Triệu,… nhất là dòng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).
– Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc:
+ Công trình kiến trúc nổi tiếng: chùa Tây Phương (Thạch Thất, Hà Nội), đình làng Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), cung điện, lăng tẩm các vua Nguyễn ở Huế, Khuê văn các (Hà Nội),…
+ Nghệ thuật tạc tượng đồng đạt đến đỉnh cao: 18 tượng vị tổ ở chùa Tây Phương, 9 đỉnh đồng lớn và nhiều công trình điêu khắc khác ở cung điện Huế,…
Khoa học – kĩ thuật
* Khoa học:
– Sử học:
+ Có những tác phẩm: Đại Việt sử kí tiền biên, Đại Nam thực lục, Đại Nam liệt truyện,…
+ Nhà bác học lớn nhất của thế kỉ XVIII – Lê Quý Đôn, với các tác phẩm: Đại Việt thông sử, Phủ biên tạp lục, Kiến văn tiểu lục, Vân Đài loại ngữ,…
+ Phan Huy Chú với bộ Lịch triều hiến chương loại chí.
– Địa lí: Gia Định thành thông chí (Trịnh Hoài Đức), Nhất thống dư địa chí (Lê Quang Định),…
– Y học: Lê Hữu Trác (Hải Thượng Lãn Ông) phát hiện thêm công dụng của 305 vị thuốc nam, thu thập được 2854 phương thuốc trị bệnh, ra đời bộ sách Hải Thượng y tông tâm lĩnh (66 quyển).
Kĩ thuật:
– Học được nghề làm đồng hồ và kính thiên lí.
– Chế tạo được máy xẻ gỗ chạy bằng sức nước.
– Đóng được một chiếc tàu thủy chạy bằng máy hơi nước.