C1.Sự đa dạng của lưỡng cư như thế nào C2.Nêu vai trò của lưỡng cư C3. Gỉai thích tại sao Khủng long bị tiêu diệt , còn những loài bò sát nhỏ trong những điều kiện ấy vẫn còn tồn tại và sống sót đến ngày nay .C4 Nêu đặc điểm của bò sát. C5 Trình bày đặc điểm sinh sản của chim bồ câu . C6 Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi vs đời sống bay. C7 Lớp chim có vai trò gì.C8 Tại sao thỏ chạy ko giai bằng sức thú ăn thịt nhưng vẫn thoát khỏi thú ăn thịt. Giup em vs ạ em đây là câu hỏi kiểm tra giữa kì của em ạ
1. Sự đa dạng của lưỡng cư
Trên thế giới có khoảng 4 nghìn loài lưỡng cư. Ở Việt Nam đã phát hiện 147 loài. Chúng đều có da trần (thiểu vảy), luôn luôn ẩm ướt và dễ thấm nước. Lưỡng cư được phân làm ba bộ:
– Bộ Lưỡng cư có đuôi Đại diện là Cá cóc Tam Đảo có thân dài, đuôi dẹp bên, phổi kém phát triển, hai chi sau và hai chi trước dài tương đương nhau. Hoạt động chủ yếu về ban ngày.
– Bộ Lưỡng cư không đuôi có số lượng loài lớn nhất trong lớp Đại diện là ếch đồng, nhái, cóc,… chúng thường có chân sau rất dài, chân trước ngắn hơn. Đa số các loài sống cả dưới nước và đất ẩm, một số chuyên biệt hóa để sống trên cây hay sa mạc… Đa số loài hoạt động về ban đêm.
– Bộ Lưỡng cư không chân. Đại diện là ếch giun có thân dài, thiếu chi, có thân dài giống như giun, song có mắt, miệng có răng và có kích thước lớn hơn giun. Chúng có tập tính sống chui luồn trong hang. Hoạt động cả ngày lần đêm.
2. Vai trò của lớp lưỡng cư:
– Trong nông nghiệp: chúng tiêu diệt sâu bọ phá hoại mùa màng và sinh vật trung gian gây bệnh.
– Cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cho con người.
3. Khủng long bị tiêu diệt, còn những loài bò sát nhỏ trong những điều kiện ấy vẫn còn tồn tại và sống sót đến ngày nay vì:
– Do sự thay đổi đột ngột về thời tiết từ nóng sang lạnh, làm cạn kiệt nguồn thức ăn, khủng long kích thước to nên không có chỗ ẩn náu và bị tuyệt chủng.
– Những loài động vật kích thước nhỏ cần lượng thức ăn nhỏ và dễ dàng ẩn náu tránh rét nên không bị chết.
4. Đặc điểm của bò sát
– Là động vật có xương sống thích nghi hoàn toàn với đời sống ở cạn.
– Da khô, vảy sừng khô nhằm hạn chế thoát hơi nước.
– Cổ dài, màng nhĩ nằm trong hốc tai, mắt linh hoạt: cử động đầu và thu nhận thông tin.
– Chi yếu, có vuốt sắc: bám vào nền khi di chuyển.
– Phổi phát triển, có nhiều vách ngăn, có cơ liên sườn: tăng hiệu suất hô hấp.
– Tim 3 ngăn, tâm thất có vách ngăn hụt (cá sấu tim 4 ngăn): máu nuôi cơ thể ít pha trộn.
– Có cơ quan giao phối, thụ tinh trong, trứng giàu noãn hoàng, có vỏ đá vôi bảo vệ: tăng khả năng sống sót của con non.
5. Đặc điểm sinh sản của chim bồ câu
– Thụ tinh trong, đẻ 2 trứng/1 lứa, trứng có nhiều noãn hoàng, có vỏ đá vôi.
– Trứng thì được cả chim trống và chim mái ấp, chim non yếu, được nuôi bằng sữa diều của chim bố mẹ.
6. Những đặc điểm cấu tạo ngoài của chim thích nghi với đời sống bay:
– Thân hình thoi để giảm sức cản không khí khi bay.
– Chi trước trở thành cánh để bay. Chi sau có 3 ngón linh hoạt, giúp chim bám chắc vào cành cây khi hạ cánh.
– Cơ thể được bao bọc bởi lông vũ xốp, nhẹ nhằm giảm trọng lượng cơ thể. Cánh và đuôi có lông ống, phiến lông rộng giúp hình thành cánh và bánh xe giúp chim bay.
– Mỏ được bao bọc bởi chất sừng, hàm không răng làm giảm trọng lượng của đầu.
– Cổ dài, đầu linh hoạt giúp chúng quan sát tốt khi bay.
7. Vai trò của lớp chim trong tự nhiên và trong đời sống:
– Có ích cho nông nghiệp như giúp tiêu diệt các loại sâu bệnh có hại.
– Góp phần sự đa dạng thiên nhiên.
– Cung cấp thực phẩm cho con người.
-Nhiều loại chim để nuôi làm cảnh , làm xiếc.
– Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất.
– Chim góp phần thụ phấn và phát tán cho cây rừng và cây ăn quả.
8. Thỏ chạy ko giai bằng sức thú ăn thịt nhưng vẫn thoát khỏi thú ăn thịt vì thỏ chạy theo hình chữ Z khiến cho kẻ thù bị mất đà.