C1: tại sao cần phải chế biến thức ăn cho vật nuôi nêu ví dụ cụ thể và cách chế biến thức ăn cho vật nuôi C2:Nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi là gì,c

C1: tại sao cần phải chế biến thức ăn cho vật nuôi nêu ví dụ cụ thể và cách chế biến thức ăn cho vật nuôi
C2:Nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi là gì,cách phòng trừ bệnh
C3:gà có thể ăn những loiaj thức ăn gì , thức ăn được gà tiêu hóa như thế nào
C4:quy trình chế biến thức ăn họ đậu bằng nhiệt
Giúp mik nhé gấp lắm

0 bình luận về “C1: tại sao cần phải chế biến thức ăn cho vật nuôi nêu ví dụ cụ thể và cách chế biến thức ăn cho vật nuôi C2:Nguyên nhân gây bệnh cho vật nuôi là gì,c”

  1. Câu 1 :

    Để tăng tính ngon miệng, giúp dễ tiêu hoá.

     ‐ Loại bỏ chất độc và vi khuẩn gây bệnh. ‐ Giảm khối lượng, tăng giá trị dinh dưỡng

     Dữ trữ thức ăn là vì: 

    ‐ Nhằm giữ thức ăn lâu bị hỏng trong thời gian tương đối lâu và luôn đủ thức ăn cho vật nuôi.

     Một số phương pháp chế biến thức ăn vật nuôi:

     ‐ Nghiền nhỏ: đối với thức ăn dạng hạt. 

    ‐ Cắt ngắn: dùng cho thức ăn thô xanh. 

    ‐ Hấp, nấu ﴾dùng nhiệt﴿: đối với thức ăn có chất độc hại, khó tiêu 

    ‐ Lên men, đường hóa: dùng cho thức ăn dàu tinh bột.

     ‐ Tạo thức ăn hỗn hợp: trộn nhiều loại thức ăn đã qua xử lí.

    Câu 2 :

    Nguyên nhân sinh ra bệnh cho vật nuôi:

    +Yếu tố bên trong (yếu tố di truyền)

    +Yếu tố bên ngoài như điều kiện ngoại cảnh : cơ học ,lí học , hóa học, sinh học

    Câu 3:

    • Thức ăn của gà: thóc, ngô, cám, sâu bọ…
    • Sự tiêu hóa và hấp thu thức ăn ở vật nuôi

    – Nước được hấp thu qua vách ruột vào máu

    – Protein hấp thu dưới dạng axit amin

    – Lipit hấp thu dưới dạng glyxerin và axit béo

    – Gluxit hấp thu dưới dạng đường đơn

    – Muối khoáng hấp thu dưới dạng ion khoáng

    – Vitamin hấp thu qua vách ruột vào máu

    Câu 4:

     Vật liệu, dụng cụ:

    – Hạt đậu nành

    – Chảo, nồi, bếp điện, thiết bị nghiền nhỏ

    – Rổ, nước, dụng cụ đảo, …

    1. Rang hạt đậu tương:

    – Bước 1: Làm sạch đậu (loại bỏ vỏ, rác, sạn, sỏi)

    – Bước 2: Rang, khuấy đảo liên tục trên bếp

    – Bước 3: Khi hạt đậu chín vàng, có mùi thơm, tách vỏ dễ dàng thì nghiền nhỏ.

    2. Hấp hạt đậu tương:

    – Bước 1: Làm sạch vỏ, ngâm cho hạt đậu no nước.

    – Bước 2: Vớt ra rổ để ráo nước.

    – Bước 3: Hấp chín hạt đậu trong hơi nước. Hạt chín tới, nguyên hạt, không bị nát là được.

    3. Nấu, luộc hạt đậu:

    – Bước 1: Làm sạch vỏ.

    – Bước 2: Cho hạt đậu vào nồi và đổ ngập nước, luộc kĩ. Khi sôi, mở vung.

    – Bước 3: Khi hạt đậu chín, đổ bỏ nước luộc.

    Bình luận

Viết một bình luận