C1: Trình bày ngắn gọn chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đối với Việt Nam. Em có nhận xét gì về đời sống giai cấp nông dân, công dân của cuộc khai thác thuộc địa đó?
C2: Theo em, mục đích chính của văn hóa, giáo dục của thực dân Pháp là “khai phá văn minh” cho người Việt Nam có đúng không?
C3: Em hãy cho biết về tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam dưới thời kì Pháp thuộc? Vẽ sơ đồ bộ máy cai trị của thực dân Pháp ở Đông Dương
p/s: Thêm mấy câu nữa ở phần câu hỏi tiếp theo là kết thúc phần sử nhá. Làm ngắn gọn nhưng phải đầy đủ sao cho xứng với số điểm tặng trên đấy :’))) Thanks so much!!
1.
*Chính sách Kinh tế
-Trong nông nghiệp: đẩy mạnh cướp đoạt ruống đát lập đồn điền rồi phát canh thu tô
-Công nghiệp: Chúng tập trung khai thác than và kim loại, mở một số nhà máy xi măng, gạch ngói, điện nước, xay xát gạo, giấy, diêm, rượu, đường, vải sợi.
-Thương nghiệp: Để độc chiếm thị trường Việt Nam Pháp đánh thuế nhẹ hoặc miễn thuế cho các hàng hóa của Pháp nhập vào Việt Nam, tăng thuế hoặc đánh thuế mạnh vào những mặt hàng do ta sản xuất như muối, rượu.
→Mục đích nhằm vơ vét sức người của nhân dân Đông Dương.
*Nhận xét
Nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỷ XX đã có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do chính sách nô dịch thuộc địa của thực dân Pháp, từ đó dẫn đến nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
2.
– Chính sách của Pháp hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới.
– Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.
– Chính sách văn hóa, giáo dục của Pháp nhằm mục đích:
+ Thông qua giáo dục nô dịch, thực dân Pháp muốn tạo ra một lớp người chỉ biết phục tùng.
+ Triệt để sử dụng chính quyền phong kiến, “dùng người Việt trị người Việt”.
+ Thực hiện chính sách “Ngu dân”: kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.
Mong giúp đc bn!!!!
Xin 5* và ctlhn