C1 Vì sao cuộc khủng khoảng kinh tế ( 1929-1933) lại ảnh hưởng tới mỹ nặng nề nhất trong các nước tư bản C2 Cách giải quyết khủng hoảng kinh tế của N

C1 Vì sao cuộc khủng khoảng kinh tế ( 1929-1933) lại ảnh hưởng tới mỹ nặng nề nhất trong các nước tư bản
C2 Cách giải quyết khủng hoảng kinh tế của Nhật Bản có gì khác so với Mỹ .Nếu em là người đứng đầu của Nhật Bản em sẽ chọn cách thức cụ thể nào để giải quyết .vì sao

0 bình luận về “C1 Vì sao cuộc khủng khoảng kinh tế ( 1929-1933) lại ảnh hưởng tới mỹ nặng nề nhất trong các nước tư bản C2 Cách giải quyết khủng hoảng kinh tế của N”

  1. 1. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933:

    – Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 là cuộc khủng hoảng kinh tế lớn nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Đó là cuộc khủng hoảng sản xuất “ thừa”, bởi vì sự sản xuất bừa bãi, ồ ạt chạy theo lợi nhuận trong những năm ổn định của chủ nghĩa tư bản 1924-1929 đã dẫn đến tình trạng hàng hoá ế thừa vì sức mua của quần chúng đã bị giảm sút nhiều do sự bóc lột tàn tệ của giai cấp tư sản. – Tháng 9-1929, cuộc khủng hoảng bắt đầu từ nước Mĩ, là nước tư bản phát triển nhất lúc bấy giờ. Sản lượng công nghiệp ở Mĩ giảm 50%, trong đó gang, thép sụt xuống 75%, ô tô giảm 90%, 11500 xí nghiệp nhỏ và cả những xí nghiệp lớn bị phá sản. Nông thôn cũng bị tác động mạnh mẽ. Để nâng cao giá hàng hoá và thu nhiều lời, các nhà tư bản kếch sù đã tiêu huỷ hàng hoá: Cà phê, sữa, lúa mì, thịt, … bị đốt hay đổ xuống biển chứ không được bán hạ giá. Sau đó, cuộc khủng hoảng lan rộng đến các nước tư bản chủ nghĩa khác. Đến năm 1933, cuộc khủng hoảng chấm dứt. – Để cứu vãn tình hình, Chính phủ Mĩ đã bỏ ra hàng chục triệu đô la trong việc trợ cấp này. =>Cuộc khủng hoảng 1929 – 1933 ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế nói riêng và tất cả các lĩnh vực khác của nước Mĩ.

    2. Cách giải quyết khủng hoảng của Nhật Bản và Mĩ:

    Nhật Bản tìm cách bành trướng xâm lược còn Mĩ lựa chọn khắc phục bằng cách đưa ra các giải pháp điều chỉnh về kinh tế- xã hội và chính trị. Trong đó: 

    – Nhật Bản: Để đưa nước Nhật ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế giải quyết những khó khăn do thiếu nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài. Ngay từ năm 1927, Thủ tướng Nhật Bản Ta-na-ca đã đệ trình lên Nhật hoàng bản ‘Tấu thỉnh”, đề ra kế hoạch xâm lược và thống trị thế giới : khởi đầu là chiếm Trung Quốc, nơi tập trung 82% tổng số vốn đầu tư của Nhật Bản, sau đó là châu Á và cuối cùng là toàn thế giới. Tháng 9 – 1931. Nhật Bản tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc, mở đầu cuộc xâm lược nước này với quy mô ngày càng rộng lớn, đánh dấu việc hình thành lò lửa chiến tranh ở châu Á – Thái Bình Dương. – Mĩ: Để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng. Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven đã thực hiện một hệ thống các chính sách, biện pháp của nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế – tài chính và chính trị – xã hội, được gọi chung là Chính sách mới. Trong đó đáng chú ý là:

    + Nhà nước can thiệp tích cực vào đời sống kinh tế.

    + Thực hiện các biện pháp giải quyết nạn thất nghiệp, phục hồi sự phát triển kinh tế thông qua các đạo luật về ngân hàng, phục hưng công nghiệp, điều chỉnh nông nghiệp.

    + Trong đó, Đạo luật Phục hưng công nghiệp là quan trọng nhất. Đạo luật này quy định việc tổ chức lại sản xuất công nghiệp theo những hợp đồng chặt chẽ về sản phẩm và thị trường tiêu thụ.

    => Chính sách mới đã giải quyết được một số vấn đề cơ bản của nước Mĩ trong cơn khủng hoảng nguy kịch. Nhà nước tăng cường vai trò của mình trong việc cứu trợ người thất nghiệp, tạo thêm việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần làm cho nước Mĩ duy trì được chế độ dân chủ tư sản. 

    Bình luận

Viết một bình luận