c1
yếu tố nào là cơ bản nhất thúc đẩy thực dân pháp xâm lược VN?
c2
tình hình triều đình nhà nguyễn đầu thế kỉ 20?
c3
pháp chọn đà nẵng làm mục tiêu tấn công nhằm thực hiện kế hoạch gì?
c4
theo em hiệp ước nhâm tuất triều đình nhà nguyễn thừa nhận quyền cai quản của quân pháp?
c5
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta chống thực dân pháp ở nam kì bị thất bại?
c6
cuộc khai thác thuộc địa của thực dân pháp lần thứ nhất tiến hành vào thời gian nào?
7
trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào cần vương cuộc khởi nghĩa nào tiêu biểu nhất? tại sao?
c8
vì sao nguyễn tất thành ra đi tìm đường cứu nước?hướng đi của người có gì mới so với các nhà yêu nước trước đó?
1
Đầu thế kỉ XIX, chủ nghĩa tư bản phương Tây nói chung, Pháp nói riêng đã phát triển với tốc độ nhanh. Để thu được nhiều lợi nhuận và cuộc chạy đua giành giật thị trường, thuộc địa, các nước tư bản một mặt bóc lột nhân dân lao động trong nước, mặt khác, đẩy mạnh xâm chiếm thuộc địa nhằm mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hoá, vơ vét nguyên liệu, bóc lột đội ngũ nhân công rẻ mạt… Từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
– Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.
2
Đầu thế kỉ XIX, nhà Nguyễn rơi vào tình trạng khủng hoảng tranh cấp quyền lực, thối nát, thu thuế của dân nặng nề làm cho đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn, khổ cực. Nhiều phong trào chống đối đã nổi lên
3
Đánh nhanh thắng nhanh
4
– Triều đình Huế thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn.
5
Thực dân Pháp cấu kết với triều đình đàn áp, khởi nghĩa chưa có đường lối đấu tranh thống nhất.
6
cuộc khai thác thuộc địa của thực dân pháp lần thứ nhất tiến hành vào năm 1897
7
khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương
– Về địa bàn hoạt động của nghĩa quân rộng, có quy mô lớn lớn, được phân bố ở nhiều tỉnh: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, thậm chí có lúc sang cả địa phận nước Lào.
– Người lãnh đạo: Phan Đình Phùng và Cao Thắng là những người có uy tín trong văn thân sĩ phu, tính thanh liêm, cương trực, thẳng thắn, có uy thế về tuổi trẻ, sáng tạo. Hai vị thủ lĩnh này lại có sự phối hợp nhịp nhàng trong quá trình lãnh đạo khởi nghĩa.
– Lực lượng: Bao gồm đông đảo nông dân, các dân tộc thiểu số ở miền núi Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, được chia làm 15 quân thứ (đơn vị). Mỗi thứ quân có từ 100 – 500 người, phân bố trên địa bàn 4 tỉnh Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình. Nghĩa quân còn biết chế tạo súng trường theo mẫu súng của Pháp.
– Có trình độ tổ chức: Từ 1885 – 1889, nghĩa quân lo tổ chức, huấn luyện, xây dựng công sự, rèn đúc vũ khí, tích trữ lương thảo. Từ 1889 – 1895 là thời kì nghĩa quân chiến đấu quyết liệt dựa vào vùng rừng núi hiểm trở, có sự chỉ huy thống nhất và phối hợp tương đối chặt chẽ, nghĩa quân đã đẩy lùi nhiều cuộc hành quân càn quét của địch.
– Thời gian: nghĩa quân chiến đấu bền bỉ kéo dài 10 năm (từ năm 1885 đến năm 1895). Trong mười năm đó, nghĩa quân đã biết sử dụng những phương thức tác chiến linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị lực lượng cũng như trong khi giao chiến với kẻ thù, nghĩa quân chiến đấu trong điều kiện cam go, gian khổ, chống lại cả thực dân Pháp và triều đình nhà Nguyễn.
– Trước sự phát triển của nghĩa quân, thực dân Pháp xây dựng một hệ thống đồn bốt nhằm bao vây nghĩa quân. Chúng mở nhiều cuộc hành quân tấn công vào căn cứ chính Ngàn Trươi, làm cho lực lượng quân ta suy yếu dần. Sau khi Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa duy trì một thời gian rồi mới tan rã.
Như vậy, khởi nghĩa Hương Khê là đỉnh cao nhất trong phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX: kéo dài nhất, có quy mô rộng lớn, tổ chức chặt chẽ, lập được nhiều chiến công, gây cho địch nhiều tổn thất nặng nề. Khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương.
8
Nguyên nhân: Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19 – 05 – 1890, trong một gia đình nhà nho yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Người sinh ra và lớn lên trong cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Chứng kiến hiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra liên tiếp nhưng vẫn không đi đến thắng lợi. Đau xót trước cảnh nước mất nhà tan, sự thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX và sự đàn áp bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp, được sống trên mảnh đất quê hương có truyền thống chiến đấu bất khuất, tiếp thu truyền thống gia đình, có lòng yêu nước thương dân, căm thù thực dân xâm lược đã thúc đẩy Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước cho dân tộc.
– Điểm mới trong hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành:
Khâm phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối như: Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh … nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành con đường cứu nước của họ. Không thể cứu nước trên lập trường phong kiến hay lập trường giai cấp tư sản, tiểu tư sản. Người nhận xét:
+ Cụ Phan Bội Châu dựa vào Nhật Bản không khác “đuổi hổ cửa trước, rước beo cửa sau”.
+ Cụ Phan Chu Trinh đề nghị cải cách không khác xin giặc rủ lòng thương.
Ngày 05/06/1911 tại Cảng Nhà Rồng Người ra đi tìm đường cứu nước. Nguyễn Tất Thành không sang các nước phương Đông tìm đường cứu nước mà sang phương Tây, Người chọn Pháp là nơi đặt chân tới đầu tiên bởi theo Người muốn đánh đuổi kẻ thù phải có sự hiểu biết về kẻ thù. Từ năm 1789-1794 nước Pháp diễn ra cách mạng tư sản, đây là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất nên Người muốn tìm hiểu nước Pháp có thực sự “Tự do-bình đẳng-bác ái” hay không? Nhân dân Pháp sống thế nào? Cũng như các nước khác làm thế nào để về giúp đỡ đồng bào mình. Trong nhiều năm sau đó, Người đã đi nhiều nước Á, Âu, Phi để kiếm sống và học tập, đến với chủ nghĩa Mác Lênin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc – con đường cách mạng vô sản.
– Ý nghĩa: hoạt động ra đi tìm đường cứu nước mới của Nguyễn Tất Thành là điều kiện tiên quyết đưa đến sự thành công của cách mạng VN.