Cả cách làm nha 1. Cho 8,7 gam Manganđioxit tan trong axit HCl dư, đun nóng. Thể tích khí H2 (đktc) và khối lượng muối thu được là A. 2,24 lít và 12,6

Cả cách làm nha
1. Cho 8,7 gam Manganđioxit tan trong axit HCl dư, đun nóng. Thể tích khí H2 (đktc) và khối lượng muối thu được là
A. 2,24 lít và 12,6 gam
B. 4,48 lít và 16,2 gam
C. 2,24 lít và 8,1 gam
D. 2,24 lít và 1,62 gam
2.Trộn 2 khí với tỷ lệ thể tích 1:1 ngoài ánh sáng mặt trời thì có hiện tượng nổ. Hai khí đó là 2 khí nào trong số các khí sau?
A. N2 và H2 B. O2 và H2 C. Cl2 và H2 D. Cl2 và H2S
3. Hòa tan 2,24 lít khí hiđroclorua (đktc) vào 46,35 gam nước thu được dung dịch axit clohiđric có nồng độ là
A. 73% B. 7,3% C. 2,15% D. 7,874%
4. Khi cho 10,5 gam Natri iotua vào 50 ml dung dịch nước Brom 0,5M. Khối lượng Natri bromua thu được là
A. 3,45 gram
B. 4,67 gram
C. 5,15 gram
D. 8,75 gram
5. Đốt cháy hoàn toàn 11,2 gam kim loại R trong khí clo dư thu được 32,5 gam muối clorua. Nếu hòa tan hoàn toàn lượng kim loại R trên trong dung dịch HCl dư thì thể tích H2 thu được ở đktc là
A. 6,72 l B. 2,24 l C. 8,96 l D. 4,48 l

0 bình luận về “Cả cách làm nha 1. Cho 8,7 gam Manganđioxit tan trong axit HCl dư, đun nóng. Thể tích khí H2 (đktc) và khối lượng muối thu được là A. 2,24 lít và 12,6”

  1. 1/ A

    Sơ đồ: MnO2+ 4HCl -> MnCl2+ Cl2+ 2H2O

    => nMnO2= nCl2= nMnO2= 0,1 mol 

    V= 2,24l  

    mMnCl2= 12,6g 

    2/ C (phản ứng nổ của hỗn hợp Cl2, H2 1:1) 

    3/ B

    nHCl= 0,1 mol 

    C%HCl= $\frac{0,1.36,5.100}{0,1.36,5+46,35}$= 7,3% 

    4/ C

    nNaI= 0,07 mol 

    nBr2= 0,025 mol 

    Br2+ 2NaI -> 2NaBr+ I2

    => Dư NaI. Tạo 0,05 mol NaBr 

    => mNaBr= 5,15g

    5/ D

    mCl2= 32,5-11,2= 21,3g 

    => nCl2= 0,3 mol 

    2R+ xCl2 -> 2RClx 

    => nR= $\frac{0,6}{x}$ mol 

    => MR= $\frac{11,2x}{0,6}= \frac{56x}{3}$ 

    x=3 => MR= 56 (Fe)

    Fe+ 2HCl -> FeCl2+ H2 

    => nH2= nFe= 0,2 mol 

    => V= 4,48l

    Bình luận

Viết một bình luận