Ca dao,dân ca thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước , em hãy chứng minh ~ Không chép mạng ~ cảm ơn trước

By Lyla

Ca dao,dân ca thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước , em hãy chứng minh
~ Không chép mạng ~ cảm ơn trước

0 bình luận về “Ca dao,dân ca thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước , em hãy chứng minh ~ Không chép mạng ~ cảm ơn trước”

  1. MB:

    Đối với mỗi người Việt Nam chúng ta – ca dao, dân ca là những dòng sữa ngọt ngào, như lời ru nhẹ nhàng, âu yếm, vỗ về vần ủi của bà và mẹ. Nó như một món ăn không thể thiếu đối với mỗi người Việt ta. Có lẽ vì thế mà có ý kiến cho rằng: Ca dao, dân ca thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước.

    TB: 

    Mỗi miền quê trên đất nước ta nơi nào cũng đều có những câu hay, đẹp mượt mà, mộc mạc để tô điểm cho niềm tự hào của quê hương mình. Không ít câu ca dao ca ngợi vẻ đẹp của từng xứ sở tuyệt đẹp mà mẹ thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta: những cảnh sắc hùng vĩ rộng lớn; những đại dương mênh mông bao la không thấy bờ; những bìa rừng xanh ngát với biết bao điều kì diệu mới lạ;… Bao gồm địa hình uốn khúc quanh co, bằng phẳng hay nhấp nhô,… Chẳng hạn như:

                                         Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

                                     Non sông nước biếc như tranh họa đồ     

    Hay:

                                          Gió đưa cành trúc la đà

                           Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

                                          Mịt mù khói tỏa ngàn sương

                           Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ

    Chỉ với bốn câu thôi ta có thể hình dung ra được những cành trúc đang đung đưa theo gió, một quang cảnh mịt mù khói sương. Trong thời đó có thể nghe được tiếng chuông của chùa Trấn Vũ, tiếng chày Yên Thái nhịp nhàng bên mặt gương Tây Hồ. Từ quang cảnh, sự việc cho tới món ăn – canh gà Thọ Xương. Người miền Bắc đã phải rất yêu quê hương Hà Nội của mình mới có thể diễn đạt tình cảm qua những câu thơ tuy ngắn nhưng lại vô cùng đáng quý như vậy.

    Bên cạnh tình yêu quê hương đất nước thì tình cảm gia đình là thiêng liêng hơn cả. Như tình cảm của ông bà – cha mẹ – vợ chồng – anh em cũng được nhắc đến trong kho tàng ca dao – dân ca Việt Nam.

    Mỗi người con cháu chúng ta đối với cha mẹ, ông bà là phải hiếu thảo. Chữ “hiếu” trong Nho học được “trưng bày” rất đơn giản và cụ thể. Trong khi đó, chúng ta cũng không thể không nhắc đến tổ tiên ông bà chúng ta:

                                         Ngó lên nuột lạc mái nhà

                              Bao nhiêu nuột lạc nhớ ông bà bấy nhiêu

    Tình cảm dành cho cha mẹ là tình cảm không thể thiếu đối với những người con chúng ta. Để nêu cao vấn đề đấy nhân dân ta đã có câu:

                                          Công cha như núi ngất trời

                                 Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

                                           Một lòng thờ mẹ kính cha

                                  Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

    Dân gian đã so sánh công cha nghĩa mẹ như “núi ngất trời” và “nước trong nguồn” là những thứ trừu tượng. Qua đó ta có thể thấy được công lao của cha mẹ là vô cùng to lớn, không bao giờ vơi. Bổn phận của những người con là phải ghi lòng tạc dạ, thực hiện tốt vai trò của đứa con ngoan, báo hiếu công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ.

    Một gia đình hạnh phúc thì phải dựa vào tình cảm của vợ chồng thì đứa con cũng sẽ thấy hạnh phúc theo. Vợ chồng là gốc rễ của một gia đình đầy tình yêu thương và phải biết tôn trọng lẫn nhau. Như:

                                            Râu tôm nấu với ruột bầu

                                  Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon

    Hay:

                               Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn

    Quan hệ ruột thịt máu mủ là vô cùng quan trọng trong cuộc đời của mỗi con người. Anh chị em là những người kề vai sát cánh và không thể phủ nhận điều đó. Dân ca rất xem trọng vấn đề “máu chảy ruột mềm”, “chị ngã em nâng”, “môi hở răng lạnh”,…:

                                           Anh em như thể tay chân

                                    Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần

    Tình anh em thân thiết, cùng bú chung một dòng sữa mẹ, cùng sống chung dưới một mái nhà, được nhận tình yêu thương của cha mẹ, cùng được dạy bảo và lớn lên như hình với bóng, như tay với chân trên một cơ thể không thể tách rời.

    Vì vậy nên mọi người đã khuyên nhủ rằng anh em một nhà không nên đấu đá lẫn nhau kẻo đánh mất tình cảm quan trọng ấy:

                                       Khôn ngoan đối đáp người ngoài

                                     Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

    KB:

    Tình yêu quê hương đất nước và tình cảm gia đình là những thứ tình cảm đáng quý và trân trọng, nó không thôi chảy mãi trong trái tim của mỗi người. Ca dao – dân ca là tiếng nói tâm hồn của con người, nó chân thật, sâu lắng, đi thẳng vào trái tim và in mãi trong tâm trí con người.

    Trả lời

Viết một bình luận