Các bài thơ liên hệ với bài thơ ĐỒNG CHÍ (thơ cấp 3 càng tốt ạ)

Các bài thơ liên hệ với bài thơ ĐỒNG CHÍ (thơ cấp 3 càng tốt ạ)

0 bình luận về “Các bài thơ liên hệ với bài thơ ĐỒNG CHÍ (thơ cấp 3 càng tốt ạ)”

  1. Các bài thơ liên hệ với bài thơ Đồng chí

    Tây Tiến< Quang Dũng>

    Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

    Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm

    -> Người lính trong Đồng Chí là những người nông dân, nỗi nhớ của họ hướng về quê hương , về ruộng nương, giếng nước , gốc đa thì những người lính Tây Tiến lại là những chàng trai sinh viên, những trí thức trẻ vừ a rời xa ghế nhà trường, họ còn quá trẻ , nên nỗi nhớ của họ là dáng vẻ yêu kiều , vẻ đẹp sắc nước nghiêng trời của thiếu nữ Hà Thành 

    Cá nước< Tố Hữu>

    Giọt giọt mồ hôi rơi

    Trên má anh vàng nghệ

    Anh vệ quốc quân ơi

    Sao mà yêu anh thế

    -> Những khó khăn, khắc nghiệt nơi chiến trường ( bênh sốt rét rừng ) -> Mở rộng tình cảm quân dân keo sơn , gắn bó

    Lên Cấm Sơn < Thôi Hữu >

    Cuộc đời gió bụi pha sương máu

    Đói rét bao lần xé thịt da

    Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh

    Đâu còn tươi nữa những ngày hoa

    -> Liên hệ sốt rét rừng ( khắc nghiệt nơi chiến trường )

    Tây Tiến <Quang Dũng>

    Heo hút cồn mây súng ngửi trời – Đầu súng trắng treo 

    => Những người lính mang tầm vóc anh hùng thời đại, mang tầm vóc sánh ngang vũ trụ

    Đất nước < Nguyễn Đình Thi>

    Người ra đi đầu không ngoảnh lại

    Sau lưng thêm nắng lá rơi đầy

    Tống Biệt Hành < Thâm Tâm>

    Một giã gia đình , một dửng dưng

    => Trang nam nhi dứt khoát ra đi , xả thân vì đất nước ( Gian nhà không mặc kệ gió lung lay ) , là những con người ” Xếp bút nghiên theo nghiệp đạo binh”, những con người ” Gieo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mao ”.

    Bình luận
  2. Các bài thơ liên hệ với bài thơ Đồng chí

    Tây Tiến của tác giả Quang Dũng, Cá nước của tác giả Tố Hữu, Lên Cấm Sơn của tác giả Thôi Hữu, Tây Tiến của tác giả Quang Dũng, Đất nước của tác giả Nguyễn Đình ,Thi Tống Biệt Hành của tác giả Thâm Tâm ,Tiểu đội xe không kính của tác giả Phạm Tiến Duật

    Bình luận

Viết một bình luận