Các bạn chỉ giúp mình ạ !!! Có hai bài khác nhau mình viết đề ra trước ạ ! Bài 1 : 1 Hòa tan 19,21 gam hôn hợp Al, Mg, AlO3, MgO trong dd HCI,thấy

Các bạn chỉ giúp mình ạ !!! Có hai bài khác nhau mình viết đề ra trước ạ !
Bài 1 :
1 Hòa tan 19,21 gam hôn hợp Al, Mg, AlO3, MgO trong dd HCI,thấy thoát ra 0,896 lít H2 (đktc), sinh ra 0,18 gam H2O và còn lại 4,6 gam chất rắn không tan. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được m gam muối khan.Tính m (biết oxit bazo tác dụng với axit tạo muối và nước).
2 Cho 6,3 g hỗn hợp A gồm hai kim loại Al và Mg tác dụng hết với dung dịch HCL , sau phản ứng thu được 6,72 lít khí H2 ở đktc
a ) Tính khối lượng hỗn hợp mỗi kim loại trong hỗn hợp
Bài làm của phần 2 :
$2Al+6HCl\rightarrow 2AlCl_3+3H_2$
$Mg+2HCL\rightarrow MgCl_2+H_2$
$n_{H_2}=\frac{6,72}{22,4}=0,3mol$
Gọi Al ( amol ) Mg ( b mol )
$\hept{\begin{matrix}27a+24b=6,3\\\frac{3}{2}a+b=0,3\end{matrix}}$
* Các bạn chỉ mình mình chưa hiểu về hai dạng này ạ ! Phần 1 thì nó lại không cộng số mol , mà nó lại xét tỉ lệ , phần 2 thì nó lại cộng số mol ở hai phản ứng lại để ra tổng . $2n_{H2}+2_{nH2O}\ne \frac{3}{2}a+b=0,3$ . Các bạn chỉ mình điểm khác nhau ở hai dạng bài này ạ và chỉ mình khi nào thì xét tỉ lệ mol và khi nào cộng số mol của hai phản ứng ạ !
Bài 2 : Các bạn chỉ cho mình trước phản ứng ( có phải là tham gia không ạ ) và sau phản ứng có phải là sản phẩm không ạ . Mà có bài mình gặp nó bảo như vậy mình nghĩ là tham gia và sản phẩm ạ . Nếu khác nhau các bạn chỉ ra cho mình như thế nào ạ !

0 bình luận về “Các bạn chỉ giúp mình ạ !!! Có hai bài khác nhau mình viết đề ra trước ạ ! Bài 1 : 1 Hòa tan 19,21 gam hôn hợp Al, Mg, AlO3, MgO trong dd HCI,thấy”

  1. Đáp án:

     1) $18g$

    2) ${m_{Al}} = 2,7g;{m_{Mg}} = 3,6g$

    Giải thích các bước giải:

    1)

    ${n_{{H_2}}} = \dfrac{{0,896}}{{22,4}} = 0,04mol;{n_{{H_2}O}} = \dfrac{{0,18}}{{18}} = 0,01mol$

    Bảo toàn nguyên tố $H$: ${n_{HCl}} = 2{n_{{H_2}}} + 2{n_{{H_2}O}} = 2.0,04 + 2.0,01 = 0,1mol$

    Bảo toàn khối lượng: ${m_{hh}} + {m_{HCl}} = {m_{muoi}} + {m_{{H_2}}} + {m_{{H_2}O}} + {m_{c.ran}}$

    $ \Rightarrow {m_{muoi}} = 19,21 + 0,1.36,5 – 0,04.2 – 0,18 – 4,6 = 18g$

    2) 

    a) 

    Gọi x, y là số mol $Al$, $Mg$

    $2Al + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2}$

        x                →                     1,5x

    $Mg + 2HCl \to MgC{l_2} + {H_2}$

       y                →                       y

    Ta có hpt: $\left\{ \begin{gathered}
      27x + 24y = 6,3 \hfill \\
      1,5x + y = 0,3 \hfill \\ 
    \end{gathered}  \right. \Rightarrow \left\{ \begin{gathered}
      x = 0,1 \hfill \\
      y = 0,15 \hfill \\ 
    \end{gathered}  \right.$

    $ \Rightarrow {m_{Al}} = 0,1.27 = 2,7g;{m_{Mg}} = 6,3 – 2,7 = 3,6g$

    Bình luận
  2. Câu 1:

    – Bài 2 là dạng cơ bản: hỗn hợp 2 KL (biết khối lượng) + axit $\to$ hidro (biết thể tích). Với dạng này ta lập hệ phương trình.

    – Bài 1 có nhiều chất phản ứng nên phức tạp hơn, không thể lập hệ mà phải giải bằng các định luật bảo toàn:

    + Công thức $n_{HCl}=2n_{H_2}+2n_{H_2O}$ (có thể suy ra điều này từ các phản ứng):

    $2Al+6HCl\to 2AlCl_3+3H_2$             (1)

    $Al_2O_3+6HCl\to 2AlCl_3+3H_2$     (2)

    $Mg+2HCl\to MgCl_2+H_2$                (3)

    $MgO+2HCl\to MgCl_2+H_2$             (4)

    Rút ra:

    $2HCl\to H_2$

    $2HCl\to H_2O$ 

    • Nếu tư duy theo cộng mol từng PT (trường hợp không nhìn được tổng quát):

    $n_{HCl(1)}=2n_{H_2(1)}$

    $n_{HCl(2)}=2n_{H_2(2)}$

    $\to n_{HCl\text{tạo khí}}= 2(n_{H_2(1)}+2n_{H_2(2)})=2n_{H_2\text{sinh ra }}$ (không phải $4n_{H_2}$ do $n_{H_2(1)}\ne n_{H_2(2)}$)

    Tương tự: $n_{HCl\text{tạo nước}}=2n_{H_2O(3)}+2n_{H_2O(4)}=2n_{H_2O\text{sinh ra}}$

    Cộng lại:

    $n_{HCl\text{phản ứng}}=n_{HCl\text{tạo khí}}+n_{HCl\text{tạo nước}}=2n_{H_2}+2n_{H_2O}$

    $\to$ Lên các lớp cao hơn, không cần phải viết PTHH mới suy ra được công thức trên mà có thể bảo toàn nguyên tố hidro cũng ra công thức tương tự.

    + Bảo toàn khối lượng.

    – Lưu ý: nếu bài 2 hỏi tổng khối lượng muối sinh ra thì cũng áp dụng được công thức $n_{HCl}=2n_{H_2}$ rồi BTKL.

    Câu 2: 

    “Trước phản ứng” (thời gian): trước khi phản ứng xảy ra. Ví dụ: hh trước pứ, chất rắn trước pứ.

    “Sau phản ứng” (thời gian): tương tự. Ví dụ: dung dịch sau phản ứng, hh sau phản ứng.

    Bình luận

Viết một bình luận