các bạn giúp m giải 4 câu này với mai kt 1 tiết ùi 1 Trình bày nội dung cơ bản của hiệp ước nhâm tuất, hiệp ước giáp tuất,hiệp ươ

By Lyla

các bạn giúp m giải 4 câu này với mai kt 1 tiết ùi
1 Trình bày nội dung cơ bản của hiệp ước nhâm tuất, hiệp ước giáp tuất,hiệp ước Hác-măng,Pa-tơ-nốt
2 So sánh hai thái độ 2 hành động của nhân dân và triều đình huế trước sự xâm lược của Thực dân Pháp
3 Vì sao nói khởi nghĩa Hương khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào cần vương?
4 Nêu những nét chính của khởi nghĩa yên thế (1884-1913)?so sánh khởi nghĩa yên thế với những cuộc khởi nghĩa lớn của phong trào cần vương

0 bình luận về “các bạn giúp m giải 4 câu này với mai kt 1 tiết ùi 1 Trình bày nội dung cơ bản của hiệp ước nhâm tuất, hiệp ước giáp tuất,hiệp ươ”

  1. Câu 1:

    – Ngày 5/6/1862 triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất với các nội dung sau:

    + Thừa nhận sự cai quản của Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì ..

    + Cho người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền bá đạo Gia Tô

    + Bồi thường cho Pháp một khoảng chiến phí tương đương 288 lạng bạc

    + Sau hiệp ước giáp tuất triều đình Huế tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa ở Trung Kì và Bắc Kì, đồng thời găn cản các phong trào kháng chiến của nhân dân ta ở Nam Kì.

    – Ngày 15/3/1874 triều đình Huế lại kí với Pháp hiệp ước Giáp Tuất

    + Pháp rút quân khỏi Bắc Kì còn triều đình chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc về Pháp

    – Ngày 25/8/1883 triều đình kí với Pháp hiệp ước Quý Mùi( hay gọi là hiệp ước Hác-măng)

    + Triều đình chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và Trung Kì .

    + Thu hẹp phạm vi khu vực Trung Kì do triều đình cai quản

    + Mọi hoạt động của triều đình do công xứ Pháp thường xuyên kiểm soát

    + Mọi việc giao thiệp với nước ngoài đều do Pháp nắm ….

    + Triều đình Huế rút quân đội ở Bắc kì về Trung Kì …

    – Theo Hiệp ước Pa-tơ-nốt, thực dân Pháp trả lại tỉnh Thanh- Nghệ -Tĩnh và Bình Thuận cho Trung kì để triều đình cai quản như cũ, để xoa dịu sự công phẫn của nhân dân, và mua chuộc, lung lạc quan lại phong kiến triều Nguyễn.

    Câu 2:

    *Thái độ:

     – Nhân dân :sôi sục ý chí căm thù giặc

     – Triều đình Huế: không tỏ rỏ thái độ chống hay hoà

    * Hành động:

     –  Nhân dân: Tự trang bị vũ khí, tự động chống giặc

     – Triều đình Huế: Không tích cực, quyết tâm chống Pháp, chỉ bảo vệ quyền lợi cho dòng họ, giai cấp.

    Câu 3:

    *Hình 1 + 2*

    Câu 4:

    *Hình 3 + 4 + 5*

    cac-ban-giup-m-giai-4-cau-nay-voi-mai-kt-1-tiet-ui-1-trinh-bay-noi-dung-co-ban-cua-hiep-uoc-nham

    Trả lời
  2. Câu 1 : 

    a. Nội dung cơ bản của hiệp ước Nhâm Tuất 1862:
    Triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn lôn
    Mở ba cửa biển: Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô,
    bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
    Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 288 vạn lạng bạc.
    Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.
    b. Nội dung cơ bản của hiệp ước Giáp tuất 1874:
    TD Pháp rút quân khỏi Bắc kì
    Triều đình chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam kì hoàn toàn thuộc Pháp
    c. Nội dung cơ bản của hiệp ước Hác-măng 1883:
    Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất
    Nam Kì thuộc Pháp.
    Ba tỉnh Thanh – Nghệ – Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì
    Triều đình chỉ được cai quản vùng đất trung kì nhưng mọi việc đều phải thông qua viên khâm sứ của Pháp ở Huế.
    Công sứ Pháp ở các tỉnh Bắc Kì thường xuyên kiểm soát những công việc của quan lại triều đình, nắm các quyền trị an và nội vụ.
    Mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.
    Triều đình Huế phải rút quân đội từ Bắc Kì về Trung Kì.
    d. Nội dung hiệp ước Pa-tơ-nốt:
    Nội dung cơ bản giống hiệp ước Hác-măng
    Chỉ sửa đổi đôi chút về ranh giới khu vực trung kì nhằm xoa dịu dư luận và lấy lòng vua quan phong kiến bù nhìn.
    => Chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa
    phong kiến kéo dài đến cách mạng Tháng Tám năm 1945.

    Câu 2 :

    -Thái độ và hành động của triều đình Huế trong việc để mất 3 tỉnh miền Tây Nam Kì:
    + Ngăn cản phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta ở Nam Kì và ra lệnh bãi binh.
    + Do thái độ cầu hòa của triều đình –> Pháp chiếm được 3 tỉnh miền Tây Nam Kì mà không tốn một viên đạn nào( 6/1867).
    -Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân diễn ra sôi nổi với những hình thức phong phú:
    + Bất hợp tác với giặc, một số bộ phận nhân dân kiên quyết đấu tranh vũ trang –> nhiều trung tâm kháng chiến được thành lập ( Đồng Tháp Mười , Tây Ninh , Bến Tre..).
    + Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nuóc như Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu

    Câu 3 : 

    Nói khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần vương, vì:

    – Quy mô, địa bàn hoạt động: rộng lớn, gồm 4 tỉnh Bắc Trung Kì: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình.

    – Trình độ tổ chức quy củ: gồm 15 quân thứ, mỗi quân thứ có từ 100 đến 500 người do các tướng lĩnh tài ba chỉ huy.

    – Thời gian tồn tại: dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa của phong trào Cần vương (12 năm từ năm 1885 đến năm 1896).

    – Phương thức tác chiến: tiến hành chiến tranh du kích nhưng hình thức phong phú, linh hoạt. Nghĩa quân đã tự chế tạo được súng trường.

    – Khởi nghĩa thất bại đánh dấu mốc kết thúc của phong trào đấu tranh chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương.

    Câu 4  :

    cac-ban-giup-m-giai-4-cau-nay-voi-mai-kt-1-tiet-ui-1-trinh-bay-noi-dung-co-ban-cua-hiep-uoc-nham

    Trả lời

Viết một bình luận