Các bạn giúp mình giải mấy câu này với ngày mai mình phải kiểm tra rồi. Câu một: Em học tập được gì về tấm gương của Đinh Bộ Lĩ

Các bạn giúp mình giải mấy câu này với ngày mai mình phải kiểm tra rồi.
Câu một: Em học tập được gì về tấm gương của Đinh Bộ Lĩnh thuở nhỏ.
Câu hai; Thuật lại diễn biến cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của quân đội nhà Lý?
Câu ba: Trình bày van hóa, giáo dục thờ Lý? Em có nhận xét gì về tình hình giáo đuc thời Lý?

0 bình luận về “Các bạn giúp mình giải mấy câu này với ngày mai mình phải kiểm tra rồi. Câu một: Em học tập được gì về tấm gương của Đinh Bộ Lĩ”

  1. 1. Đinh Bộ Lĩnh là người thông minh, có chí lớn. Ngay từ nhỏ ông đã cho thấy tinh thần yêu nước, chống giặc khi cùng bạn bè dùng lau tập trận. Ông là tấm gương sáng về tinh thần dũng cảm và yêu nước. Hiện nay, chúng ta cần tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước ấy trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc qua những việc làm cụ thể. Trong đó, có việc tiếp tục cố gắng học tập để góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu đẹp hơn.
    2. Diễn biến cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt của quân đội nhà Lý:
    – Tháng 1/1077, 30 vạn quân Tống tiến vào nước ta. Bị phòng tuyến Như Nguyệt của ta chặn lại, Quách Qùy đành phải đóng quân bên bờ Bắc sông Như Nguyệt chờ quân thủy đến. Quân Tống nhiều lần tiến công nhưng đều bị quân ta đẩy lùi.
    – Cuối mùa xuân 1077, nhận thấy quân địch đã suy yếu, Lý Thường Kiệt mở cuộc tấn công lớn vào trận tuyến của địch. Quân Tống thua to, lâm vào tình thế hết sức khó khăn, tuyệt vọng.
    – Giữa lúc ấy, Lý Thường Kiệt chủ động kết thúc chiến tranh bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa”. Quách Quỳ chấp nhận ngay, quân Tống vội vã rút về nước.
    3. Về văn hóa – giáo dục thời Lý:
    * Văn hóa:
    – Văn học chữ Hán bước đầu phát triển
    – Tư tưởng: 
    + Phật giáo phát triển thịnh trị, nhiều chùa chiền được xây dựng.
    + Nho giáo được du nhập vào nước ta từ trước nhưng không có điều kiện phát triển.
    + Đạo giáo tiếp tục được duy trì và phát triển.
    – Nghệ thuật: Hát chèo, múa rối nước phát triển.
    – Kiến trúc và điêu khắc: rất phát triển với nhiều công trình nổi tiếng như: Chùa Một Cột, tháp Báo Thiên,…
    * Giáo dục: 
    – Năm 1070, xây dựng Văn Miếu thờ Khổng Tử và dạy học cho các con vua.
    – Năm 1075, mở khoa thi đầu tiên để tuyển chọn quan lại.
    – Năm 1076, mở Quốc Tử Giám cho con em quý tộc đến học, sau đó mở rộng cho con em quan lại và những người học giỏi trong nước, tổ chức thêm một số kì thi.
    => Nhà Lý đã bước đầu quan tâm đến giáo dục, tuy nhiên giáo dục thời lý chưa quy củ, các khoa thi không được tổ chức thường xuyên, khi nào nhà nước có nhu cầu mới mở khoa thi.

    Bình luận
  2. Câu 2:

    -Quân Tống nhiều lần tìm cách tấn công quân ta nhưng ko thành

    -Cuối mùa xuân năm 1077, quân đội nhà Lý bất ngờ vượt sông tấn công các doanh trại giặc

    Câu 3

    Giáo dục:

    -Năm 1070: xây dựng văn miếu

    -Năm 1075: mở khoa thi đầu tiên 

    -Năm 1076: xây dựng Quốc Tử Giám

    -Văn học chữ Hán bắt đầu phát triển

    -Đạo Phật phát triển

    ->Giáo dục bước đầu phát triển

    Văn hóa

    -Ca hát, nhảy múa

    -Lễ hội

    -Nghệ thuật:

     +Kiến trúc: chùa Một Cột,tháp Chương Sơn->quy mô lớn độc đáo

     +Điêu khắc: rồng hắc trên đá

     

     

     

    Bình luận

Viết một bình luận