Các biện pháp an toàn khi sử dụng và sữa chữa điện?

Các biện pháp an toàn khi sử dụng và sữa chữa điện?

0 bình luận về “Các biện pháp an toàn khi sử dụng và sữa chữa điện?”

  1.  SỬ DỤNG ĐIỆN :

    ·    Nhân viên phục vụ điện phải hiểu biết về kỹ thuật điện, hiểu rõ các thiết bị, sơ đồ và các bộ phận có thể gây ra nguy hiểm, biết và có khả năng ứng dụng các quy phạm về kỹ thuật an toàn điện, biết cấp cứu người bị điện giật.

    ·      Khi tiếp xúc với mạng điện, cần trèo cao, trong phòng kín ít nhất phải có 2 người, một người thực hiện công việc còn một người theo dõi và kiểm tra và là người lãnh đạo chỉ huy toàn bộ công việc.

    ·      Phải che chắn các thiết bị và bộ phận của mạng điện để tránh nguy hiểm khi tiếp xúc bất ngờ vào vật dẫn điện.

    ·      Phải chọn đúng điện áp sử dụng và thực hiện nối đất hoặc nối dây trung tính các thiết bị điện cũng như thắp sáng theo đúng quy chuẩn.

    ·      Nghiêm chỉnh sử dụng các thiết bị, dụng cụ an toàn và bảo vệ khi làm việc.

    ·      Tổ chức kiểm tra vận hành theo đúng các quy tắc an toàn.

    ·      Phải thường xuyên kiểm tra dự phòng cách điện của các thiết bị cũng như của hệ thống điện.

    SỬA ĐIỆN:

    • thứ nhất : Nắm vững thông tin, kiến thức về cấu tạo, nguyên tắc hoạt động, kỹ năng và phương pháp sửa chữa trước khi động vào bất cứ thiết bị hay nguồn điện nào.
    • Thứ 2 : Rút phích cắm đối với thiết bị điện, ngắt nguồn điện tổng đối với lưới điện.
    • Thứ 3 : Thông báo với mọi người xung quanh về việc bạn đang sửa điện, hoặc dán ghi chú lên vị trí nguồn điện tổng để tránh trường hợp có người khác vô ý bật nguồn trở lại. Luôn thực hiện kiểm tra điện trở của thiết bị bằng các dụng cụ đo điện trước khi chạm vào.
    • Thứ 4  : Luôn trang bị đầy đủ các dụng cụ cách điện trên người như mũ, găng tay, ván cách điện. Tuyệt đối không được chạm vào nguồn điện khi tay ướt. Không sửa điện ở các vị trí ẩm ướt, hoặc nếu có phải tăng cường các dụng cụ cách điện để bảo đảm an toàn.
    • Thứ 5 : Luôn kiểm tra rò rỉ điện trên bề mặt sản phẩm sau khi đóng điện trở lại. Thực hiện các biện pháp tiếp đất, cách điện cho nguồn điện, hàn và đóng chặt các mối nối, công tắc, ổ cắm, dây điện, tránh để mạch hở ra ngoài gây nguy hiểm cho người chạm phải.

    Bình luận
  2. Một số nguyên tắc an toàn trong khi sử dụng điện:

    – Kiểm tra cách điện của đồ dùng điện

    – Thực hiện nối đất các thiết bị và đồ dùng điện

    – Thực hiện tốt cách điện dây dẫn điện

    – Không vi phạm khoảng cách an toàn đối với lưới điện cao áp và trạm biến áp

    – Khi tay ướt hoặc nền, sàn nhà ẩm ướt . Không chạm vào bất kỳ dụng cụ sử dụng điện nào. . Không đóng cắt cầu dao, công tắc hoặc cắm (rút) phích cắm điện. . Sàn nhà ẩm ướt muốn thao tác phải đứng trên vật cách điện (ghế gỗ, nhựa khô …).

    – Không phơi quần áo; treo, móc vật dụng, hàng hoá … vào dây dẫn điện. – Không cắm trực tiếp đầu dây dẫn điện (không có phích cắm) vào ổ cắm điện.

    – Khi rút phích cắm điện không nắm dây điện kéo ra, phải nắm vào phần nhựa của thân phích.

    – Không để thiết bị điện có phát nhiệt (ti vi, bàn ủi, bếp điện…) ở gần vật dễ cháy.

    – Không dùng điện để chống trộm, bẫy chuột, đánh bắt cá.

    – Nên ngắt nguồn điện các thiết bị điện khi không sử dụng (cắt cầu dao hoặc rút phích cắm điện).

    – Khi dây dẫn điện bị đứt, tróc cách điện; các thiết bị, đồ dùng điện nếu hư hỏng phải thay thế hoặc sửa chữa xong mới được tiếp tục sử dụng.

    – Khi có giông sét, mưa, bão, ngập nước: . Cắt điện (rút phích cắm) các thiết bị: Ti vi, máy tính, … và tách cáp ăng-ten ra khỏi ti vi nhằm tránh sét lan truyền. . Khi nhà bị ngập nước, mưa băo làm tốc mái, đổ tường… nên cắt cầu dao điện.

    Một số nguyên tắc an toàn khi sửa chữa điện:

    – Lắp thiết bị đóng cắt, bảo vệ.

    – Chọn thiết bị đóng cắt bảo vệ phải phù hợp với công suất sử dụng, có nắp đậy che kín phần mang điện.

    – Phải lắp đặt thiết bị ở đầu dây cấp điện chính và các nhánh rẽ ở các tầng nhà.

    – Khuyến khích lắp đặt thiết bị chống ṛò điện. đặc biệt vùng ngập nước.

    – Lắp đặt cầu dao, cầu ch́ì, công tắc, ổ cắm điện ở công tŕnh nhà ở -Phải đặt ở nơi cao ráo và thuận tiện cho việc sử dụng. Riêng các hộ sử dụng điện có trẻ nhỏ hoặc nằm trong vùng có thể ngập nước phải đặt cao hơn nền, sàn nhà ít nhất 1,40 mét.

    – Lắp đặt thiết bị điện trong nhà: . Nối đất vỏ kim loại các thiết bị dùng điện trong nhà như: Tủ lạnh, máy giặt, bếp điện…. . Không lắp đặt thiết bị điện tại các nơi ẩm ướt, ngập nước. Trường hợp cần bố trí thiết bị th́ phải được bảo vệ bằng cách lắp đặt thiết bị chống ṛò điện.

    – Kiểm tra thường xuyên đường dây; thiết bị đóng cắt, bảo vệ điện (cầu dao, cầu ch́ì, công tắc, ổ cắm) và các thiết bị sử dụng điện trong nhà.

    – Khi sử dụng các công cụ điện cầm tay (máy khoan, máy mài …) phải mang găng tay cách điện để không bị điện giật.

    – Khi chưa cắt nguồn điện không được chạm vào ổ cắm điện, những chỗ hở của dây điện (nơi vỏ cách điện bị nứt, tróc, bị bung băng keo cách điện), cầu dao, cầu ch́ì không có nắp che …

    – Không sử dụng dây dẫn điện, thiết bị điện và thiết bị sử dụng điện trong nhà có chất lượng kém vì dễ chạm chập, ṛò điện gây tai nạn hoặc cháy, nổ..

    chúc bạn học tốt!!!!

    Bình luận

Viết một bình luận