các biện pháp phát triền bền vững thế giới sống ( tóm tắt ý để làm sơ đồ tư duy)
0 bình luận về “các biện pháp phát triền bền vững thế giới sống ( tóm tắt ý để làm sơ đồ tư duy)”
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
– Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường để cho sự phát triển của xã hội hôm nay không làm hạn chế cho sự phát triển của ngày mai, phải tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai.
– Mục tiêu của sự phát triển bền vững: Sự phát triển phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao,trong môi trường sống lành mạnh.
– Cơ sở của sự phát triển bền vững:
+ Giảm đến mức thấp của sự cạn kiệt tài nguyên môi trường. Đảm bảo sử dụng lâu dài các tài nguyên tái tạo lại được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, tìm ra nguyên liệu mới thay thế.
+ Bảo tồn tính đa dạng sinh học, quản lí tốt phương thức và mức độ sử dụng.
+ Bảo vệ, duy trì các hệ sinh thái tự nhiên,phục hồi lại các môi trường đã bị suy thoái, giữ gìn cân bằng các hệ sinh thái.
Giải thích các bước giải: Cần phải nhấn mạnh rằng, chưa bao giờ nhân loại được chứng kiến những thay đổi nhanh chóng với quy mô rộng lớn và mức độ ngày càng sâu sắc trong các lĩnh vực của đời sống xã hội của thế giới do tiến trình phát triển mang lại như trong thời gian vừa qua. Ngoài mặt tích cực và tiến bộ, không thể không thừa nhận quá trình đó cũng đã và đang đặt tất cả các nước trước một loạt vấn đề toàn cầu nóng bỏng, tác động và đe dọa trực tiếp đến triển vọng phát triển của nhân loại, như xu hướng gia tăng bất bình đẳng xã hội và chênh lệch giàu nghèo, vấn đề cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường sinh thái, vấn đề an ninh toàn cầu, nguy cơ suy thoái văn hoá… Đó là những hệ quả nghiêm trọng của quan niệm cũ về sự phát triển (phát triển ngắn hạn, đồng nhất phát triển với tăng trưởng kinh tế). Tất cả những điều đó buộc nhân loại phải hướng đến một quan niệm mới, đúng đắn và thông minh hơn về sự phát triển – chiến lược phát triển bền vững. Không nằm ngoài quỹ đạo vận động chung của thế giới, ở Việt Nam, phát triển bền vững đã được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam xác định là một mục tiêu chiến lược, lâu dài.
Xét về mặt lịch sử, khái niệm phát triển bền vững được Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED) chính thức sử dụng trong báo cáo có tựa đề Tương lai của chúng ta (Báo cáo Brundtland) năm 1987. Xét về mặt nội dung, thoạt đầu, phát triển bền vững được hiểu với nội dung là sự phát triển không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế, mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái. Ngày nay, khái niệm này được hiểu theo nghĩa rộng hơn với nội dung bao quát và rõ hơn: phát triển bền vững là một sự phát triển bảo đảm tăng trưởng kinh tế trên cơ sở sử dụng một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên kết hợp với bảo vệ môi trường sống nhằm vừa có thể thoả mãn được nhu cầu của thế hệ hôm nay, vừa không làm ảnh hưởng đến điều kiện thoả mãn nhu cầu và môi trường sống của các thế hệ mai sau. Thực chất của sự phát triển bền vững là giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo đảm sự công bằng giữa các thế hệ trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Tựu trung lại, phát triển bền vững bao gồm ba chiều cạnh (hay nhằm đến 3 mục tiêu) chủ yếu: tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội. Nói cách khác, phát triển bền vững là sự phát triển trong đó bảo đảm kết hợp hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và mục tiêu bảo vệ môi trường.
Sau khi Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đưa ra những cảnh báo về nguy cơ suy giảm chất lượng môi trường sống, các vấn đề xã hội nghiêm trọng… nảy sinh do tăng trưởng kinh tế một cách thuần tuý, các đảng chính trị cầm quyền và nhà nước tại nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức ngày càng rõ rệt hơn về những hiểm hoạ tiềm ẩn của quan niệm cũ coi phát triển đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó và tuỳ thuộc vào đường lối chính trị, ở những mức độ khác nhau, các đảng chính trị cầm quyền và các nhà nước đã ít nhiều có những sự điều chỉnh tích cực về quan niệm, mục tiêu và chủ trương, chính sách phát triển nhằm hướng đến một chiến lược phát triển mới, thông minh hơn và phù hợp với quy luật khách quan – chiến lược phát triển bền vững.
Đáp án:
Giải thích các bước giải:
– Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường để cho sự phát triển của xã hội hôm nay không làm hạn chế cho sự phát triển của ngày mai, phải tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai.
– Mục tiêu của sự phát triển bền vững: Sự phát triển phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất, tinh thần ngày càng cao,trong môi trường sống lành mạnh.
– Cơ sở của sự phát triển bền vững:
+ Giảm đến mức thấp của sự cạn kiệt tài nguyên môi trường. Đảm bảo sử dụng lâu dài các tài nguyên tái tạo lại được bằng cách tái chế, tránh lãng phí, tìm ra nguyên liệu mới thay thế.
+ Bảo tồn tính đa dạng sinh học, quản lí tốt phương thức và mức độ sử dụng.
+ Bảo vệ, duy trì các hệ sinh thái tự nhiên,phục hồi lại các môi trường đã bị suy thoái, giữ gìn cân bằng các hệ sinh thái.
Đáp án:
Giải thích các bước giải: Cần phải nhấn mạnh rằng, chưa bao giờ nhân loại được chứng kiến những thay đổi nhanh chóng với quy mô rộng lớn và mức độ ngày càng sâu sắc trong các lĩnh vực của đời sống xã hội của thế giới do tiến trình phát triển mang lại như trong thời gian vừa qua. Ngoài mặt tích cực và tiến bộ, không thể không thừa nhận quá trình đó cũng đã và đang đặt tất cả các nước trước một loạt vấn đề toàn cầu nóng bỏng, tác động và đe dọa trực tiếp đến triển vọng phát triển của nhân loại, như xu hướng gia tăng bất bình đẳng xã hội và chênh lệch giàu nghèo, vấn đề cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường sinh thái, vấn đề an ninh toàn cầu, nguy cơ suy thoái văn hoá… Đó là những hệ quả nghiêm trọng của quan niệm cũ về sự phát triển (phát triển ngắn hạn, đồng nhất phát triển với tăng trưởng kinh tế). Tất cả những điều đó buộc nhân loại phải hướng đến một quan niệm mới, đúng đắn và thông minh hơn về sự phát triển – chiến lược phát triển bền vững. Không nằm ngoài quỹ đạo vận động chung của thế giới, ở Việt Nam, phát triển bền vững đã được Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam xác định là một mục tiêu chiến lược, lâu dài.
Xét về mặt lịch sử, khái niệm phát triển bền vững được Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED) chính thức sử dụng trong báo cáo có tựa đề Tương lai của chúng ta (Báo cáo Brundtland) năm 1987. Xét về mặt nội dung, thoạt đầu, phát triển bền vững được hiểu với nội dung là sự phát triển không chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế, mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái. Ngày nay, khái niệm này được hiểu theo nghĩa rộng hơn với nội dung bao quát và rõ hơn: phát triển bền vững là một sự phát triển bảo đảm tăng trưởng kinh tế trên cơ sở sử dụng một cách hợp lý tài nguyên thiên nhiên kết hợp với bảo vệ môi trường sống nhằm vừa có thể thoả mãn được nhu cầu của thế hệ hôm nay, vừa không làm ảnh hưởng đến điều kiện thoả mãn nhu cầu và môi trường sống của các thế hệ mai sau. Thực chất của sự phát triển bền vững là giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo đảm sự công bằng giữa các thế hệ trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Tựu trung lại, phát triển bền vững bao gồm ba chiều cạnh (hay nhằm đến 3 mục tiêu) chủ yếu: tăng trưởng kinh tế, bảo vệ môi trường và công bằng xã hội. Nói cách khác, phát triển bền vững là sự phát triển trong đó bảo đảm kết hợp hài hoà giữa mục tiêu kinh tế, mục tiêu xã hội và mục tiêu bảo vệ môi trường.
Sau khi Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đưa ra những cảnh báo về nguy cơ suy giảm chất lượng môi trường sống, các vấn đề xã hội nghiêm trọng… nảy sinh do tăng trưởng kinh tế một cách thuần tuý, các đảng chính trị cầm quyền và nhà nước tại nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thức ngày càng rõ rệt hơn về những hiểm hoạ tiềm ẩn của quan niệm cũ coi phát triển đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở đó và tuỳ thuộc vào đường lối chính trị, ở những mức độ khác nhau, các đảng chính trị cầm quyền và các nhà nước đã ít nhiều có những sự điều chỉnh tích cực về quan niệm, mục tiêu và chủ trương, chính sách phát triển nhằm hướng đến một chiến lược phát triển mới, thông minh hơn và phù hợp với quy luật khách quan – chiến lược phát triển bền vững.