Các bn giúp mik vs Trình bày nội dung Hiệp ước 5.6.1862?
Phân tích những điểm bất hợp lý của Hiệp ước?
0 bình luận về “Các bn giúp mik vs Trình bày nội dung Hiệp ước 5.6.1862? Phân tích những điểm bất hợp lý của Hiệp ước?”
Hòa ước Nhâm Tuất[2]là hiệp ước bất bình đẳng giữa Việt Nam vàĐế quốc Pháp, theo đó Việt Nam nhượng lại vùng lãnh thổ Nam Kỳ gồm Biên Hòa, Gia Định, và Định Tường lại cho Pháp.
Hiệp ước được ký ngày5 tháng 6năm1862tạiSài Gòngiữa đại diệntriều Nguyễn(thời vuaTự Đức) là chánh sứPhan Thanh Giảnvà phó sứLâm Duy Hiệp(hay Thiếp) với đại diện củaPháplà thiếu tướngBonardvà đại diện củaTây Ban Nhalà đại tá Don Carlos
Đây chính là hòa ước bất bình đẳng “đầu tiên” của Việt Nam ký với Pháp, mở đầu cho “cuốn vong quốc sử Việt Nam” từ nửa đầuthế kỷ 19đến nửa đầuthế kỷ 20tronglịch sử Việt Nam[3].
Hòa ước Nhâm Tuất có 12 khoản, trừ các điều khoản có tính cách ngoại giao, thì 9 khoản sau đây được coi là quan trọng hơn cả:
Khoản 1: Từ nay về sau, hòa bình sẽ mãi mãi được thiết lập giữa một bên là Hoàng đế Pháp và Nữ hoàng Tây Ban Nha và một bên là Hoàng đế Đại Nam. Tình hữu nghị toàn diện và lâu bền cũng sẽ được thiết lập giữa thần dân ba nước dù họ ở bất cứ nơi đâu.
Khoản 2: Thần dân hai nước Pháp và Tây Ban Nha được hànhđạo Gia Tôở nướcĐại Nam, và bất luận người nước Đại Nam ai muốn theo đạoGia Tô, đều sẽ được tự do theo, nhưng những người không muốn theo đạo Gia Tô thì không được ép họ theo.
Khoản 3: Chủ quyền trọn ba tỉnh làBiên Hòa, tỉnhGia Địnhvà tỉnhĐịnh Tường, cũng như đảoCôn Lôn, do hiệp ước này, được hoàn toàn nhượng cho hoàng đế nước Pháp. Ngoài ra, các thương gia Pháp được tự do buôn bán và đi lại bằng bất cứ tàu bè nào trên sông lớn của xứCam Bốtvà trên tất cả các chi lưu của con sông này[8]; các tàu binh Pháp được phép đi xem xét trên con sông này hay trên các chi lưu của nó cũng được tự do như vậy.
Khoản 4: Sau khi đã nghị hòa, nếu có nước ngoài nào muốn, bằng cách gây sự hoặc bằng một hiệp ước giành lấy một phần lãnh thổ của nước Đại Nam, thì hoàng đế nước Đại Nam sẽ báo cho hoàng đế nước Pháp biết bằng một sứ thần,.. để hoàng đế nước Pháp được hoàn toàn tự do đến tiếp cứu nước Đại Nam hay không. Nhưng, nếu trong hiệp ước với nước ngoài nói trên, có vấn đề nhượng địa, thì sự nhượng địa này có thể được thừa nhận nếu có sự ưng thuận của hoàng đế nước Pháp.
Khoản 5: Người các nước Pháp và Tây Ban Nha được tự do buôn bán tại ba hải cảng là Tourane (Đà Nẵng), Ba La (Ba Lạt)[9]và Quảng Yên[10]. Người nước Đại Nam cũng được tự do buôn bán tại các hải cảng của nước Pháp và Tây Ban Nha như vậy, nhưng phải theo thể thức luật định…
Khoản 8: Hoàng đế nước Đại Nam sẽ phải bồi thường một số tiền là bốn triệupiastre, trả trong 10 năm. Vì nước Đại Nam không có tiền piastre sẽ được tính bằng 72%lạngbạc.
Khoản 9: Nếu có cướp bóc, giặc biển hoặc kẻ gây rối người nước Nam nào, phạm tội cướp bóc hoặc gây rối trên các đất thuộc Pháp, hoặc nếu có người Âu Châu phạm tội nào đó, lẩn trốn trên đất thuộc nước Nam thì ngay khi nhà nước Pháp thông tri cho nhà chức trách Đại Nam, giới chức này phải cố gắng bắt giữ thủ phạm để giao nộp cho nhà chức trách Pháp. Vấn đề cướp bóc, giặc biển hay quân phiến động nước Nam sau khi phạm tội, lẩn trốn trên đất thuộc Pháp, cũng sẽ được xử như vậy.
Khoản 10: Dân chúng ba tỉnh làVĩnh Long,An GiangvàHà Tiênsẽ được tự do buôn bán trong ba tỉnh thuộc Pháp miễn tuân theo luật lệ hiện hành, nhưng những đoàn tàu chở binh lính, vũ khí, đạn dược hay lương thực giữa ba tỉnh nói trên và Nam Kỳ chỉ được thực hiện bằng đường biển. Tuy nhiên, hoàng đế nước Pháp thuận cho các đoàn tàu chở các thứ trên vào Cam Bốt được có cửa khẩu là lạchMỹ Tho(Định Tường), gọi là Cửa Tiền, song với điều kiện là các giới chức Đại Nam phải báo trước cho đại diện của hoàng đế nước Pháp, vị đại diện này sẽ trao cho họ một giấy thông hành. Nếu thể thức này không được tuân theo, và một đoàn vận tải như vậy nhập nội mà không có giấy phép thì đoàn đó và những gì hợp thành đoàn đó sẽ bị bắt giữ và các đồ vật sẽ bị phá hủy.
Khoản 11:Thành Vĩnh Longsẽ được binh lính (Pháp) canh gác cho đến khi có lệnh mới mà không ngăn cản bằng bất cứ cách nào hoạt động của các quan Đại Nam. Thành này sẽ được trao trả cho hoàng đế nước Đại Nam ngay khi Ngài đình chỉ cuộc chiến loạn do lệnh Ngài tại các tỉnh Gia Định và Định Tường, và khi những người cầm đầu cuộc phiến loạn này ra đi và xứ sở được yên tĩnh và quy phục như trong một xứ bình yên[11].
Hòa ước Nhâm Tuất [2] là hiệp ước bất bình đẳng giữa Việt Nam và Đế quốc Pháp, theo đó Việt Nam nhượng lại vùng lãnh thổ Nam Kỳ gồm Biên Hòa, Gia Định, và Định Tường lại cho Pháp.
Hiệp ước được ký ngày 5 tháng 6 năm 1862 tại Sài Gòn giữa đại diện triều Nguyễn (thời vua Tự Đức) là chánh sứ Phan Thanh Giản và phó sứ Lâm Duy Hiệp (hay Thiếp) với đại diện của Pháp là thiếu tướng Bonard và đại diện của Tây Ban Nha là đại tá Don Carlos
Đây chính là hòa ước bất bình đẳng “đầu tiên” của Việt Nam ký với Pháp, mở đầu cho “cuốn vong quốc sử Việt Nam” từ nửa đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam[3].
Hòa ước Nhâm Tuất có 12 khoản, trừ các điều khoản có tính cách ngoại giao, thì 9 khoản sau đây được coi là quan trọng hơn cả:
Nội dung hiệp ước 5.6.1862 (cơ bản)
– Thừa nhận cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn.
– Mở ba cửa biển (Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên) cho Pháp vào buôn bán.
– Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây.
– Bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc.
– Pháp sẽ trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình Huế với điều kiện triều đình buộc được nhân dân ta ngừng kháng chiến chống lại thực dân Pháp.
Phân tích những điểm bất hợp lý của Hiệp ước?
– Pháp xâm lược nước ta nhưng lại cho Pháp cai quản 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
– Nước ta phải bồi thường cho Pháp một khoản phí. Trong khi nước ta không làm gì sai.
– Pháp sẽ trả lợi thành Vĩnh Long, nhưng lại buộc nước ta ngừng kháng chiến chống lại Pháp cho thấy Pháp có âm mưu chiếm nước ta lần nữa.