Các cuộc đấu tranh của tư sản dân tộc ở VN

Các cuộc đấu tranh của tư sản dân tộc ở VN

0 bình luận về “Các cuộc đấu tranh của tư sản dân tộc ở VN”

  1. Đầu thế kỷ XX, Phan Bội Châu tổ chức phong trào Đông Du nhằm mục đích kêu gọi thanh niên người Việt ra ngoại quốc, chủ yếu là Nhật Bản, để học tập và chuẩn bị lực lượng chờ thời cơ hồi hương đấu tranh giành độc lập. Phan Châu Trinh đề xuất tư tưởng dân quyền, “tự lực khai hóa”, với khẩu hiệu “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh” để giải phóng dân tộc.

    Năm 1904, Phan Bội Châu thành lập Duy Tân hội tại Quảng Nam, lấy đó làm lực lượng nòng cốt cổ động và thực hiện phong trào Đông Du. Tổ chức này hoạt động tuyên truyền chống Pháp và tồn tại cho đến năm 1912 thì giải tán.

    Năm 1906, Phan Châu Trinh đề xướng phong trào Duy Tân, phong trào phát triển mạnh và 2 năm sau đã làm bùng lên phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ 1908.

    Năm 1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Đào Nguyên Phổ và những người cùng chí hướng đã lập ra phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục (東京義塾) nhằm thực hiện cải cách xã hội Việt Nam. Mục đích của phong trào là nâng cao dân trí trong các tầng lớp người Việt. Ban tổ chức đã mở những lớp dạy học miễn phí và tổ chức những cuộc diễn thuyết để trao đổi các tư tưởng tiến bộ, mới mẻ, văn minh, và cổ động trong dân chúng.

    Năm 1908, các bồi bếp và lính khố xanh, lính khố đỏ trong quân đội Pháp đóng ở thành Hà Nội đã làm nên vụ Hà Thành đầu độc nhằm mưu sát các sĩ quan, thượng cấp người da trắng và gây binh biến. Kế hoạch đầu độc lính Pháp này có sự tiếp ứng và chỉ đạo từ bên ngoài của nghĩa quân Yên Thế, cùng với sự tham gia của Phan Bội Châu trong việc vạch kế hoạch để tạo cuộc khởi nghĩa. Cuộc binh biến đã bị đàn áp và thất bại.

    Năm 1911, Nguyễn Tất Thành xuất dương đến Pháp tìm hiểu về Pháp và các nước phương Tây, để tìm ra biện pháp thích hợp nhằm giải phóng dân tộc Việt Nam.

    Năm 1912, Phan Bội Châu thành lập Việt Nam Quang phục hội để đánh Pháp bằng biện pháp vũ lực, và đã tạo ra nhiều tiếng vang lớ

    Bình luận
  2. * Các cuộc đấu tranh của công nhân:

    Ngày càng nhiều hơn nhưng vẫn còn lẻ tẻ, tự phát. Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, ở Sài Gòn – Chợ Lớn thành lập Công hội (bí mật) do Tôn Đức Thắng đứng đầu.

    Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn không chịu sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp để phản đối việc chiến hạm này chở binh lính sang đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc (8/1925).

    Cuộc bãi công của thợ máy Ba son đòi tăng lương 20%, phải cho những công nhân bị thải hồi được trở lại làm việc. Cuộc đấu tranh thắng lợi đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân.

    Bình luận

Viết một bình luận