các dạng đột biến NST, nguyên nhân, hậu quả và vai trò

các dạng đột biến NST, nguyên nhân, hậu quả và vai trò

0 bình luận về “các dạng đột biến NST, nguyên nhân, hậu quả và vai trò”

  1. Các dạng đột biến NST

    *Đột biến số lượng NST:

    -Lệch bội

    +Nguyên nhân:thường xảy ra khi có sự phân chia không đều của 1 hay 1 số cặp NST trong quá trình giảm phân.Các giao tử này kết hợp với các giao tử bình thường tạo nên các thể lệch bội

     Lệch bội cũng có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng do nguyên phân tạo thể khảm

    +Hậu quả: Làm mất cân bằng hệ gen nên thường gây giảm sức sống.

    +Vai trò: cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa, dùng để xác định vị trí gen trên NST

    -Đa bội:

    -Nguyên nhân:Do các giao tử có bộ NST không phân li kết hợp với các giao tử có bộ NST ko phân li khác tạo nên bộ NST đa bộ chẵn hoặc lẻ.

    +Hậu quả:Làm tăng quá trình trao đổi chất dẫn đến cây có thân to,lá to,..

    Các cây đa bội lẻ thường ko có khả năng sinh sản do ko thể hình thành giao tử.

    +Vai trò:Góp phần hình thành loài mới( chủ yếu là thực vật có hoa)

    *Đột biến cấu trúc NST:

    -Nguyên nhân: do tác động của các tác nhân vật lý như tia phóng xạ, hóa chất độc hại hay các tác nhân sinh học như virus.

    -Các dạng đột biến cấu trúc NST hậu quả và vai trò:

    +Mất đoạn:

       Hậu quả: Làm mất 1 đoạn NST nên làm mất cân bằng gen,gây chết đối với sinh vật

       Vai trò:Gây mất đoạn nhỏ để loại bỏ những gen ko mong muốn ở thực vật.

    +Lặp đoạn:

       Hậu quả: các gen lặp đi lặp lại nên làm tăng số lượng gen dẫn đến mất cân bằng gen.

       Vai trò:Nhìn chung các đột biến dạng này đều gây hại,tuy nhiên 1 số lại có ứng dụng trong thực tế như lặp đoạn làm tăng hoạt tính enzyme amylase ở đại mạch có ý nghĩa trong sản xuất bia.

    +Đảo đoạn:

       Hậu quả:Làm thay đổi trật tự các gen trên NST có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của gen, gây hại cho sinh vật.

       Vai trò: Sự sắp xếp lại các gen góp phần hình thành loài mới, cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa.

    +Chuyển đoạn:

       Hậu quả:sự trao đổi các đoạn NST làm thay đổi nhóm gen liên kết.Thường gây hại cho thể đột biến.

        Vai trò:Có vai trò quan trọng trong hình thành loài mới. Thường gây giảm khả năng sinh sản nên có thể sử dụng để phòng trừ sâu hại

    vote hay nhất giúp mình nhé 

    Bình luận
  2. Đáp án+Giải thích các bước giải:

    Các dạng đột biến cấu trúc NST:

    1. Đột biến mất đoạn

    2. Đột biến lặp đoạn

    3. Đảo đoạn

    4. Chuyển đoạn

    -Nguyên nhân:
              Do tác nhân lí, hoá, do biến đổi sinh lí, sinh hoá nội bào làm đứt gãy NST hoặc ảnh hưởng đến qt tự nhân đôi ADN tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các cromatit.
    – Các tác nhân vật lí: Đột biến phụ thuộc liều phóng xạ.
    – Các tác nhân hoá học: Gây rối loạn cấu trúc NST như chì benzen, thuỷ ngân, thuốc trừ sâu, thuốc diẹt cỏ …
    – Tác nhân virut: Một số virut gây đột biến NST.
    VD: Virut Sarcoma và Herpes gây đứt gãy NST.

    – Hậu quả:
               Đột biến cấu trúc NST làm rối loạn sự liên kết của các cặp NST tương đồng trong giảm phân làm thay đổi tổ hợp các gen trong giao tử dẫn đến biến đổi kiểu gen và kiểu hình. 

    a. Mất đoạn
    – Làm giảm số lượng gen trên NST. Mất đoạn dài thường gây chết, hoặc giảm sức sống do mất cân bằng của hệ gen.Ở tế bào sinh dưỡng, nếu đoạn mất ngắn thì tế bài vẫn sống được và sinh ra các thế hệ tế bào tiếp theo cũng giống như vậy.
    – Người ta sử dụng hiện tượng mất đoạn để định vị gen trên NST
    – VD:
    + Ở người  mất đoạn vai ngắn NST số 5 gây nên hội chứng mèo kêu (chậm phát triển trí tụê, bất thường về hình thái cơ thể).
    + Mất đoạn vai dài NST số 22 gây ung thư máu ác tính.
    + Ở ngô và ruồi dấm mất đoạn nhỏ không làm giảm sức sống, ứng dụng loại bỏ gen không mong muốn.
    b. Lặp đoạn: Làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính  trạng.  
    VD: ở đại mạch lặp đoạn làm tăng hoạt tính của enzim amilaza rất có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia.
    c. Đảo đoạn: Ít ảnh hưỏng đến sức sống, tạo ra sự đa dạng phong phú giữa các thứ trong một loài.
    – Đảo đoạn nhỏ thường gây chết hoặc mất khả năng sinh sản.
    Có khi hợp nhất NST với nhau làm giảm số lượng NST, hình thành lòai mới.
    VD: Ở loài Drosophila Psendoobsenra,phát hiện 12 dạng đảo đoạn trên NST số 3 liên quan đến khả năng thích ứng với nhiệt độ khác nhau của môi trường.
    d. Chuyển đoạn: Chết hoặc làm giảm khả năng sinh sản ở sinh vật. Chuyển đoạn nhỏ ít ảnh hưởng đến sức sống của sinh vật, thể có lợi cho sinh vật.
    VD: Bệnh đao có 3 NST 21, 1 chiếc chuyển vào NST 14 và số NST không đổi nhưng gây 1 số triệu trứng: sọ nhỏ, trấn hẹp, khe mắt xếch, lưỡi dày, dị tật tim hoặc ống tiêu hoá, thiểu năng trí tuệ.

    -Vai trò.
    * Đối với quá trình tiến hoá: Cấu trúc lại hệ gen → cách li sinh sản → hình thành loài mới.
    * Đối với nghiên cứu di truyền học: xác định vị trí của gen trên NST qua nghiên cứu mất đoạn NST.
    * Đối với chọn giống: Ứng dụng việc tổ hợp các gen trên NST để tạo giống mới.
    * Đột biến mất đoạn NST: Xác định vị trí của gen trên NST, VD: Lập bản đồ gen người

    HỌC TỐT ~

    Bình luận

Viết một bình luận