Các MOD các chuyên gia ơi giúp mình với huhu mai ktra rồi viết bài văn nghị luận về Từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu

Các MOD các chuyên gia ơi giúp mình với huhu mai ktra rồi
viết bài văn nghị luận về Từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành
KHÔNG CHÉP MẠNG NẾU KHÔNG MÌNH SPAM

0 bình luận về “Các MOD các chuyên gia ơi giúp mình với huhu mai ktra rồi viết bài văn nghị luận về Từ bài bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hãy nêu”

  1. Trong bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã đề cập một vấn đề: “Phép dạy, nhất định theo Chu Tử. Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Họa may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên. Đó mới thực là cái đạo ngày nay có quan hệ tới lòng người. Xin chớ bỏ qua”. Qua phát biểu, la Sơn phu tử Nguyễn Thiếp nhân mạnh: học là rất quan trọng, ban đầu chúng ta học những điều cơ bản đến những điều nâng cao, rồi áp dụng ra cuộc sống, đó mới chính là nhân tài.

    Trước hết ta cần hiểu: học là tiếp thu kiến thức đã được tích lũy trong sách vở, là nắm vững lí luận đã được đúc kết trong các bộ môn khoa học, đồng thời tiếp nhận những kinh nghiệm của cha anh đi trước. Học là trao dồi kiến thức, mở mang trí tuệ, từng lúc cập nhật hóa sự hiểu biết của mình, không để tụt lùi, lạc hậu, học là tìm hiểu, khám phá những tri thức của loài người nhằm chinh phục thiên nhiên, chinh phục vũ trụ. Học thuộc khía cạnh của lí thuyết, lí luận. Còn hành nghĩa là làm, là thực hành, là ứng dụng kiến thức, lí thuyết cho thực tiễn đời sống. Cho nên học và hành có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau. Học và hành là hai mặt của một quá trình thống nhất, nó không thể tách rời nhau mà phải luôn gắn chặt với nhau làm một. Ta cần hiểu rõ “hành” vừa là mục đích vừa là phương pháp học tập, một khi đã nắm vững kiến thức, đã tiếp thu lí thuyết mà ta không vận dụng vào thực tiễn, thì học chẳng để làm gì cả. “học mà không hành thì vô ích “. học mà không hành được là do học không thấu đáo hoặc thiếu môi trường hoạt động. Trong cuộc sống không thiếu những kẻ lúc đi học không chuyên chú nên lúc ra đời không làm gì được, bị mọi người khinh chê. Ngược lại nếu hành mà không có lí luận, lí thuyết soi sáng và kinh nghiệm đã được đúc kết dẫn dắt thì việc ứng dụng vào thực tiễn sẽ lúng túng khi gặp khó khăn trở ngại, thậm chí có khi sai lầm nữa “hành” mà không như thế rõ ràng là “không trôi chảy” đã có không ít trường hợp vô tình trở thành người phá hoại vì người đó “hành“ mà không “học”.

    Trước hết học là gì? Và hành là gì? Học là tiếp thu những kiến thức đã đúc kết mấy ngàn năm qua. Chúng ta có thể học ở nhiều nơi như: trường, thầy cô, bạn bè, cha mẹ, và những người xung quanh,…. Học để mở rộng tầm hiểu biết, làm chủ bản thân, nghề nghiệp. Như Nguyễn Thiếp đã nói: “Lúc đầu học tiểu học để bồi lấy gốc. Tuần tự tiến lên học đến tứ thư, ngũ kinh, chư sử. Học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm.” Thật đúng là như vậy, trước hết phải học những điều cơ bản, sau đó tiếp thu những cái cao hơn, học ít hiểu nhiều, biết áp dụng ra cuộc sống. Muốn có kết quả tốt thì phải có phương pháp tốt và biết tóm tắt nội dung đã học.

    Vậy còn hành? Hành là biết áp dụng vào kiến thức mình có để thực hành vào đời sống. Ví dụ: giáo viên tận dụng những kiến thức học được để dạy học sinh, công nhân dùng kiến thức của mình để cải tiến kỹ thuật, nâng cao tầm vóc phát triển công nghiệp, anh kĩ sư thì sử dụng kiến thức để thiết kế bao nhiêu công trình như trường học, công viên, bệnh viện, bác sĩ vận dụng kiến thức để chữa bệnh cho bệnh nhân,…Đó gọi là hành.

    Vậy học và hành có mối liên hệ gì với nhau? Bác Hồ đã khẳng định: Học để hành, có nghĩa là học để làm cho tốt, thực tế cho thấy có học có hơn. Ông cha ta từ xưa đến nay cũng có câu: “Bất học bất tri lí.” Nếu không học thì không làm được gì cả, nếu chăm chỉ, siêng năng học tập, bồi bổ kiến thức mà không vận dụng được thì coi như kiến thức đó là đống tro tàn. Để làm được bài toán này, trước tiên học sinh phải có kiến thức mới vận dụng kiến thức học được để làm, để may được bộ quần áo thì người công nhân phải có kiến thức trước rồi mới vận dụng vào và thực hành.

    Hiện nay có nhiều bạn sinh viên đại học đậu tốt nghiệp thủ khoa ra trường rồi mà không biết xin vào làm nghề nào cho phù hợp với bản thân, vì các bạn ấy chỉ học mà không vận dụng ra cuộc sống, vì thế không biết mình giỏi cái này hay cái kia. Hành thì ngược lại, nếu chỉ biết hành mà không học thì kết quả sẽ thất bại. Muốn làm một nhiếp ảnh gia tốt, thì không những phải cần kiến thức mà còn phải vận dụng ra cuộc sống với những kiểu bài cụ thể phù hợp. Trong công việc, nếu chúng ta thực hành trong cuộc sống với những lí thuyết ít ỏi, thậm chí là không có thì, kết quả thực hành được sẽ không cao. Trừ những công việc đơn giản như: lao công, mang vác, sơn tường,… thì không cần đụng đến tri thức cũng làm được.

    Bây giờ, quan niệm của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vẫn giữ nguyên về mặt khoa học, và phương pháp của nó. Thế giới bây giờ đang phát triển với một trình độ cao nên học và hành là vô cùng quan trọng. Vì vậy, đừng nên đánh giá thấp tầm quan trọng của nó mà hãy nhìn nhận, và thực hiện ngay thì mới có kết quả tốt. Học là phải đi đôi với hành. Học thì mới có hành. Hành bổ sung những kiến thức bổ ích cho học. Nếu học mà không hành thì đống lí thuyết đó chẳng làm được gì cả. Ngược lại có hành mà không học sẽ đem lại kết quả xấu, có thể ảnh hưởng đến mình và người thân. Và hiện nay, phương châm của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp vẫn còn được cả thế giới sử dụng, nhưng vẫn còn nhiều bạn chỉ học mà không hành, hành mà không học hoặc học vẹt thì sau này chẳng làm được gì cả.

    Bài Bàn luận về phép học của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã cho ta thấy học và hành phải đi đôi với nhau, mục đích của học và hành, và tầm vóc khi chúng ta đạt được cột mốc đó thì sẽ như thế nào. Vì thế, hãy cố gắng học tập kèm với hành để có một tương lai sáng lạng. “Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo” câu nói trên của La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp đã khẳng định: không học thì không làm được gì cả.

    Trăm hay không bằng tay quen” người xưa đã từng quan niệm rằng lí thuyết hay không bằng thực hành giỏi điều đó cho thấy người xưa đã đề cao vai trò của thực hành trong khi đó những kẻ học thức chỉ biết chữ nghĩa thánh hiền, theo lối học từ chương sáo mòn cũ kĩ.

    Ngày nay với đà phát triển của xã hội, quan niệm lí thuyết và thực hành được hiểu khác hơn học và hành lúc nào cũng đi đôi, không thể tách rời nhau. Điều đó cũng đã được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Học để hành,học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”. Lời dạy của Bác có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc học của chúng ta ngày nay.

    Xác định được tầm quan trọng của việc học cũng chưa đủ, ta cần phải hiểu học cái gì và học như thế nào? Học ở đây không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trường, không phải chỉ có kiến thức do thầy cô truyền thụ. Còn có rất nhiều điều hay mới lạ trong cuộc sống mà ta cần phải học, sự học rất mênh mông bao la , không có giới hạn cho nên ta phải học tập không ngừng. ở lứa tuổi nào cũng phải học – học ở nhà trường gia đình, xã hội , học thầy , học bạn , học ở mọi nơi mọi chốn “ đi một ngày đàng học một sàng khôn”.

    Hơn thế là học sinh ta cần phải có ý thức đứng đắn trong việc học, phải có thái độ học tập nghiêm túc, không học qua loa, vừa học vừa chơi. Vào lớp phải chú ý nghe thầy cô giảng bài, ghi chép bài đầy đủ, về nhà phải học bài cũ, phải nghiên cứu bài mới, làm bài tập đầy đủ, không học theo kiểu học vẹt, học lí thuyết suông mà phải kết hợp lí thuyết thực hành. Phải biết vận dụng sáng tạo những kiến thức thầy cô truyền thụ vào bài tập thực hành, có như vậy hiệu quả học tập mới được nâng cao.

    Học đi đôi với hành đã trở thành nguyên lí phương châm giáo dục của nhà nước đồng thời cũng là phương pháp học tập của mỗi chúng ta. Thấm thía lời dạy của Người , em càng có ý thức học trong việc học tập của mình, em sẽ cố gắng thực hiện phương pháp “học” phải “hành” để việc học tập của em ngày càng tiến bộ hơn.

    Bình luận
  2. Mình chỉ cho bạn dàn ý thui nhá!^^

    *Mở bài: 

    – Dẫn dắt vấn đề: Học tập – mối quan hệ giữa học và hành.

    – Nêu vấn đề.

    *Thân bài:

    1. Giải thích.

    – Học là gì?: Là quá trình thu nhận kiến thức từ những lời truyền dạy của thầy cô, từ những người có hiểu biết qua sự tìm tòi, khám phá từ trong sách vở, trong thực tế cuộc sống.

    – Hành là gì?: Là vận dụng những điều đã học vào thực tế của cuộc sống, trong công việc, trong thực hành, luyện tập.

    – Tại sao học phải đi đôi với hành?: Vì học mà không hành thì chỉ là mớ lí thuyết suông, người học sẽ không hiểu được, không nhớ được và vận dụng được những điều đã học. Học mà không hành sẽ gây ra lãng phí thời gian, công sức, tiền của. Ngược lại, hành mà không học thì trong quá trình thực hành, làm việc sẽ gặp khó khăn, không làm được việc, kết quả không cao. Như vậy, học phải đi đôi với hành để chúng cùng bổ sung, hỗ trợ cho nhau và giúp cho việc học tập đạt kết quả cao, công việc đạt hiệu quả.

    2.Bàn luận vấn đề.

    a) Khẳng định

    – Mối quan hệ giữa học và hành hay nói ” Học đi đôi với hành ” là rất đúng đắn, cần thiết cho mọi người trong quá trình học tập và làm việc. Học và hành là hai vấn đề luôn đi đôi, song hành với nhau, bổ sung, hỗ trợ, tác động qua lại với nhau. Học giúp cho con người có kiến thức, sự hiểu biết. Còn hành lại giúp cho con người biết vận dụng những điều đã học được vào trong thực hành, trong làm việc. Thực hành giúp người học nắm chắc kiến thức hơn, nhớ lâu hơn, hiểu sâu hơn những điều đã được học. Học là nền tảng cơ sở giúp cho việc thực hành áp dụng đạt hiệu quả.

    b) Biểu hiện thực tế của mối quan hệ giữa học và hành

    – Thực tế việc học một bộ môn: Học lí thuyết => thực hành làm bài văn.

    – Thực tế công việc sửa chữa máy móc: Học cách sửa ( lí thuyết ) rồi mới sửa chữa được ( thực hành ).

    c) Ý nghĩa, lợi ích, giá trị của việc học và hành

    – Học đi đôi với hành có mối quan hệ khăng khít, bổ sung, hỗ trợ, giúp ích cho người học vừa hiểu và nắm chắc lí thuyết, nội dung bài học, biết vận dụng vào trong quá trình làm việc. Học đi đôi với hành sẽ giúp cho việc học tập và làm việc đạt hiệu quả cao. Học đi đôi với hành góp phần cho ngành giáo dục cũng như xã hội đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng, có khả năng tạo ra năng suất cao, làm việc hiệu quả. Học đi đôi với hành tạo ý nghĩa cho việc học là không bị nhàm chán, tạo hứng thú cho con người khi làm việc.

    d) Bàn luận mở rộng

    – Chúng ta cần phê phán những lối học sai lầm, không biết kết hợp học và hành, không biết vận dụng theo điều học và làm.

    – Đặt câu ” Học đi đôi với hành ” vào hoàn cảnh xưa, khi mà công cụ lao động còn thô sơ thì ta thấy người học còn có thể không cần học nhiều mà chỉ cần làm thì sẽ thành thói quen. Trong hoàn cảnh ngày nay, khi khoa học công nghệ phát triển thì mối quan hệ giữa học và hành ngày càng quan trọng, cần thiết bởi người học nếu không được đào tạo vì lí thuyết, không được hướng dẫn cách sử dụng thì không thể vận hành được máy móc công nghệ hiện đại, tinh vi.

    e) Nhận thức đúng và liên hệ bản thân

    – Bản thân em nhận thức được mối quan hệ tác động quan lại, bổ sung, hỗ trợ của học và hành. Vì vậy, trong quá trình học tập, em sẽ luôn kết hợp học đi đôi với hành để việc học tập của mình đạt kết quả cao. Em sẽ cố gắng học tập tốt để có trình độ, năng lực hiểu biết đồng thời sẽ vận dụng, ứng dụng những điều học được vào luyện tập thực hành và vào công việc.

    – Học đi đôi với hành là phương pháp học đúng đắn, hiệu quả. Vậy mọi người chúng ta hãy biết vận dụng những lời dạy của La Sơn Phu Tử, Nguyễn Thiếp vào việc học tập và thực tế công việc của mình để có hiệu quả cao.

    *Kết bài: Khẳng định lại vấn đề và nêu lời khuyên.

    Bình luận

Viết một bình luận