. Các sinh vật khác loài sống cùng nhau trong một quần xã sẽ nảy sinh những mối quan hệ sinh thái nào? Lấy ví dụ minh họa cho các mối quan hệ đó.

By Raelynn

. Các sinh vật khác loài sống cùng nhau trong một quần xã sẽ nảy sinh những mối quan hệ sinh thái nào? Lấy ví dụ minh họa cho các mối quan hệ đó.

0 bình luận về “. Các sinh vật khác loài sống cùng nhau trong một quần xã sẽ nảy sinh những mối quan hệ sinh thái nào? Lấy ví dụ minh họa cho các mối quan hệ đó.”

  1. Đáp án:

    Có 2 nhóm lớn :

            – Quan hệ hỗ trợ : cộng sinh, hội sinh, hợp tác.

            – Qua hệ đối kháng : cạnh tranh, con mồi – vật ăn thịt, vật chủ – kí sinh, ức chế – cảm nhiễm

    Giải thích các bước giải:

    1)Hỗ trợ

    Cộng sinh

      Hợp tác chặt chẽ giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia cộng sinh đều có lợi.

      Nấm, vi khuẩn và tảo đơn bào cộng sinh trong địa y ;  vi khuẩn lam cộng sinh trong nốt sần rễ cây họ Đậu ; trùng roi sống trong ruột mối ; vi khuẩn lam với san hô …

    Hội sinh

      Hợp tác giữa 2 hay nhiều loài, trong đó 1 loài có lợi, còn loài kia không có lợi cũng chẳng có hại gì.

     Hội sinh giữa cây phong lan sống bám trên thân cây gỗ; cá ép sống bám trên cá lớn …

    Hợp tác

      Hợp tác giữa 2 hay nhiều loài và tất cả các loài tham gia hợp tác đều có lợi. Khác với cộng sinh, quan hệ hợp tác không phải là quan hệ chặt chẽ và nhất thiết phải có đối với mỗi loài.

      Hợp tác giữa chim sáo và trâu rừng ; chim mỏ đỏ và linh dương ; lươn biển và cá nhỏ.

    2)Đối kháng

    Cạnh tranh

      Các loài tranh giành nguồn sống như thức ăn, chỗ ở …trong mối quan hệ này, các loài đều bị ảnh hưởng bất lợi, tuy nhiên có một loài sẽ thắng thế còn các loài khác bị hại hoặc cả 2 đều bị hại.

      Cạnh tranh giành ánh sáng, nước và muối khoáng ở thực vật ; cạnh tranh giữa cú và chồn ở trong rừng, chúng cùng hoạt động vào ban đêm và bắt chuột làm thức ăn…

    Sinh vật này ăn sinh vật khác

      Một loài sử dụng loài khác làm thức ăn, bao gồm : quan hệ giữa động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt (vật dữ – con mồi) và thực vật bắt sâu bọ.

     Hươu, nai ăn cỏ ; hổ, báo ăn thịt hươu, nai; sói ăn thịt thỏ;  cây nắp ấm bắt ruồi.

    Kí sinh

    Một loài sống nhờ trên cơ thể của loài khác, lấy các chất nuôi sống cơ thể từ loài đó. Sinh vật “kí sinh hoàn toàn” không có khả năng tự dưỡng, sinh vật “nửa kí sinh” vừa lấy các chất nuôi sống từ sinh vật chủ, vừa có khả năng tự dưỡng.

      Cây tầm gửi (sinh vật nửa kí sinh) kí sinh trên thân cây gỗ (sinh vật chủ) ; giun kí sinh trong cơ thể người.

    Ức chế – cảm mhiễm

    Một loài sinh vật trong quá trình sống đã vô tình gây hại cho các loài sinh vật khác.

      Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm và chim ăn cá, tôm bị độc đó, …; cây tỏi tiết chất gây ức chế hoạt động của vi sinh vật ở xung quanh.

    Trả lời
  2. quan hệ giữa các loài trong quần xã đc chia làm 2 nhóm: hỗ trợ và đối địch

    *Hỗ trợ:

    +Cộng sinh: sự hợp tác chặt chẽ giữa 2 hay nhiều loài, tất cả cùng có lợi

    vd: vi khuẩn lam cộng sinh trong nốt sần cây họ đậu 

    +Hợp tác: sự hợp tác giữa 2 hay nhiều loài, các loài đều có lợi.Mối quan hệ này ko nhất thiết phải có với mỗi loài.

    vd: hợp tác giữa trâu rừng và chim sáo

    +Hội sinh: Hợp tác giữa 2 hay nhiều loài, 1 loài có lợi còn loài kia ko có lợi cũng ko có hại gì 

    vd: Hội sinh giữa phong lan với cây gỗ lớn

    *Đối địch: 

    + Cạnh tranh: sự cạnh tranh giữa 2 hay nhiều loài về các điều kiện môi trường sống. Kết quả là 1 loài thắng thế, 1 loài bị hại hoặc tất cả cùng bị hại

    vd: Cạnh tranh ánh sáng giữa các cây trong rừng

    +Kí sinh: 1 loài sống nhờ trên cơ thể loài khác, lấy chất dinh dưỡng nuôi cơ thể từ loài đó để phát triển

    vd: sán dây kí sinh trong bò và lợn

    +Ức chế – cảm nhiễm: 1 loài trong quá trình sống vô tình gây hại cho các loài khác.

    vd: hiện tượng tảo giáp nở hoa gây tôm cá chết hàng loạt do bị ngộ độc và thiếu oxi

    +Sinh vật này ăn sinh vật khác: 1 loài sử dụng loài khác làm thức ăn

    vd: thỏ ăn cỏ, hổ ăn thịt thỏ

     

    Trả lời

Viết một bình luận