Cách chăm sóc gà Nguồn thức ăn của gà (tên + cách chế biến) Thời gian ăn Vệ sinh chuồng trại Trọng lượng cơ thể (Tăng ? kg/tháng)

Cách chăm sóc gà
Nguồn thức ăn của gà (tên + cách chế biến)
Thời gian ăn
Vệ sinh chuồng trại
Trọng lượng cơ thể (Tăng ? kg/tháng)

0 bình luận về “Cách chăm sóc gà Nguồn thức ăn của gà (tên + cách chế biến) Thời gian ăn Vệ sinh chuồng trại Trọng lượng cơ thể (Tăng ? kg/tháng)”

  1. thông cảm cho mk,mk đg lm nhiệm vụ của nhóm

    mk xin chân thành cảm ơn

    cần chuẩn bị sẵn các dụng cụ liên quan và chuồng trại để chăm gà mới nở tốt nhất. Nên chuẩn bị kỹ càng tạo môi trường sống sạch sẽ, an toàn và không có mầm bệnh cho gà phát triển

    Để quá trình úm gà con được đồng đều thì nên chọn gà con đều nhau, những cá thể khỏe với nhau, yếu hơn với nhau để có cách chăm sóc tốt nhất. Vì vậy trước khi úm gà cần chọn ra những cá thể không bị dị tật, có đôi chân chắc khỏe, phản ứng nhanh nhẹn, linh hoạt. Tiếp theo đó là yếu tố về chuồng úm và nhiệt độ trong chuồng.

    Chuồng úm gà con

    • Chuồng úm phải được sát trùng và để trống trước 2 tuần khi bắt đầu úm gà
    • Sạch sẽ, khô ráo, kín gió và ấm áp
    • Có hệ thống đèn sưởi công suất trên 60W tùy thuộc vào mật độ úm
    • Số lượng máng ăn, máng uống tương ứng với số lượng gà

                                                Ngoài ra, còn chú ý đến nhiệt độ trong chuồng úm để đảm bảo được rằng chuồng úm không quá nóng hoặc quá lạnh. Một số biểu hiện trong chuồng úm như:

    • Gà tản ra xa bóng đèn, há mỏ, giảm ăn, uống nhiều nước => chuồng úm quá nóng
    • Gà chỉ tập trung vào một vị trí xung quanh bóng đèn => chuồng quá lạnh
    • Gà đi lại ở tất cả các khu vực trong chuồng úm => nhiệt độ chuẩn

    Bình luận
  2. Cách làm chuồng:

    Chuồng là tiêu chí đầu tiên bà con phải đặc biệt quan tâm khi bắt tay vào nuôi gà nhốt chuồng. Làm chuồng thoáng và phù hợp thì gà mới phát triển đều, tránh được mầm bệnh xâm nhập.

    – Vị trí: khu chuồng nuôi cần tách biệt khỏi khu dân cư sinh sống và nguồn nước sinh hoạt. Đối với chăn nuôi hộ gia đình nhỏ thì chuồng nuôi cũng cần xây tách biệt, xa nhà ở.

    – Nền đất: cao ráo, thoáng mát, tối thiểu 0,5mm so với mực nước sông, có khả năng thoát nước thuận lợi. Không trơn trượt, độ dốc chênh lệch giữa đầu và cuối nên từ 2 – 3 cm dễ làm vệ sinh và tiêu độc

    – Mái chuồng: thường có kết cấu 1 hoặc 2 mái, nên làm tôn lạnh chắc chắn, không bị nứt, cách nhiệt tốt.

    – Tường chuồng: Xây bằng bằng hoặc gạch kết hợp lưới thép, có hệ thống bạt che để đảm bảo ấm về mùa đông, tránh mưa hắt vào.

    – Hướng chuồng: Hướng thuận lợi nhất là hướng Đông, Đông Nam hoặc Nam giúp chuồng gà luôn thông thoáng, mát về mùa hè, ấm về mùa đông và không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi ánh sáng mặt trời. – Độ cao: Độ cao từ nền đến cạnh chuồng là khoảng 2,5m, từ nền đến đỉnh nên khoảng 3,5m.

    – Xây dựng các khu vực chuyên biệt: các trang trại có quy mô công nghiệp nên xây dựng khu vực chuyên biệt: khu chuồng trại, khu chứa thức ăn, khu rác thải để đảm bảo vệ sinh an toàn, tránh ủ mầm bệnh.

    Lồng úm cho gà con từ 1 – 28 ngày tuổi:

    Nếu bắt đầu nuôi gà từ lúc mới nở thì chắc chắn bà con phải quan tâm đến kỹ thuật làm lồng úm bởi lớp lông của gà con mỏng, không có khả năng tự giữ ấm. Thêm vào đó hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện, sức đề kháng thấp.

    – Lồng úm nuôi gà con thường làm từ trấu, mùn cưa hoặc rơm rạ có độ dày khoảng 7 – 10cm.

    – Nên có dụng cụ sưởi, hệ thống sưởi ấm bằng điện. Đối với lồng úm nuôi gà con thì bóng đèn là 250W treo cao hoặc hai bóng đèn 75W.

    – Kích thước lồng úm nuôi gà con 2m x 1m, cao tầm 0,5m (đủ nuôi cho 100 gà con).

    Máng ăn: 

    Máng ăn sẽ tương ứng với tuổi của đàn gà. 

    – Gà từ 1 – 3 ngày tuổi chỉ nên rải thức ăn trên nền đất đã có lót giấy trong lồng úm gà. 

    – Gà từ 4 – 14 ngày tuổi: nên cho ăn bằng máng ăn của gà con.

    – Gà từ 15 ngày tuổi trở lên: Sử dụng máng treo 

    Máng uống: 

    Máng uống nước của gà có thể đặt xen kẽ với máng ăn hoặc treo lên. Nước trong máng cần được bổ sung và thay thường xuyên từ 2-  3 lần/ ngày, đặc biệt là vào mùa nóng. 

    Dàn đậu: 

    Gà có tập tính ngủ trên cao vào ban đêm nên trong cách chăm sóc gà nuôi nhốt chuồng không thể thiếu dàn đậu. Dàn đậu vừa tránh kẻ thù, tránh nền ẩm lạnh, giữ ấm cho đôi chân và đặc biệt giúp gà có hệ miễn dịch tốt hơn với bệnh tật. Dàn đậu được làm bằng tre hoặc gỗ (không nên làm bằng cây tròn gà khó đậu).Dàn đậu cách chuồng khoảng 0,5m. Mỗi giàn cách nhau từ 0,3 – 0,4m.

    Chọn giống gà

    Ngoài yếu tố chuồng trại thì giống gà cũng ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. 

    – Nên chọn những con gà nhanh nhẹn, lông mượt mịn, chân mập mạp và săn chắc, mắt sáng, bụng gọn.

    – Loại bỏ những con ốm yếu, hở rốn, cánh xệ hoặc rốn có thêm vòng đen, vẹo mỏ, lỗ huyệt bết thông, chân khô.

    – Nếu chọn gà nuôi bán thịt thì nên chọn một số loại giống tốt như: gà Ta, giống gà Tàu vàng, gà Đông Tảo, gà nòi, gà Tam Hoàng, gà Lương Phượng, gà mía, gà sasso…

    – Nuôi gà lấy trứng: gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri… 

    – Gà đẻ: Hậu môn rộng màu hồng tươi và ẩm ướt, gà có mỏ ngắn đều, lông mượt, bụng phát triển mềm mại, khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại.

    Diện tích và mật độ nuôi nhốt

    – Diện tích: Diện tích chuồng = mật độ gà x tổng số gà

    – Mật độ: Với diện tích 1m2 đất, bà con chỉ nên thả từ 6 – 8 con gà. Để nuôi với quy mô rộng khoảng 1.000 con gà thì bà con nên có diện tích chuồng rộng từ 120 – 160m2. Không nên để mật độ quá dày sẽ khiến gà bị ngạt, ảnh hưởng đến sự phát triển chung của đàn gà từ đó làm giảm hiệu suất tăng trưởng, giảm sút hiệu quả kinh tế trong 

    Bình luận

Viết một bình luận