Cách đánh giặc độc đáo của nghĩa quân Tây Sơn trong trận đánh đồn Ngọc hồi
0 bình luận về “Cách đánh giặc độc đáo của nghĩa quân Tây Sơn trong trận đánh đồn Ngọc hồi”
Tăng quân ở Nghệ An
Ngày 29 tháng 11, quân Tây Sơn đếnNghệ An, đóng lại hơn 10 ngày để tuyển thêm quân.
Về thái độ của dân chúng, sử giaNguyễn Khắc Thuầntrong sáchĐại cương Lịch sử cổ trung đại Việt Namghi thì thanh niên địa phương nô nức gia nhập hàng ngũ Tây Sơn[28]còn sử gia Tạ Chí Đại Trường trong sáchLịch sử nội chiến Việt Nam 1771- 1802thì dẫn lạithưgiáo sĩLonger là người đương thời gởi cho Julliard cho biết quân Tây Sơn bắt lính“gay gắt đến nỗi người ta không biết trốn vào đâu để tránhquân dịch. Các kẻ sai nha đemchótheo để tìm người trong khu rừng bên cạnh như người ta tìm thú: người ta lấydaoxỉa vào các đốngrơmdùng để đun nấu”[29]Số quân mới tuyển ở Nghệ An chưa được huấn luyện, cũng không có kinh nghiệm trận mạc nên khả năng chiến đấu kém xa đội quân Tây Sơn chính quy, nhưng vẫn có ích trong việc vận tải lương thực, xây cất doanh trại… Cứ 3 suất đinh thì lấy 1 suất lính, sau một thời gian ngắn, quân Tây Sơn đã có thêm hàng vạn người. TheoĐại Nam chính biên liệt truyện, số quân cũ và mới củaQuang Trunglà 10 vạn và hơn 100voichiến[2].
Quang Trung tổ chức duyệt binh và tiến ra bắc. Ngày 20/12, Quang Trung tiến đếnTam Điệpvà tán thành chủ trương rút lui củaNgô Thì Nhậm.
Theo sáchLê triều dã sử, sở dĩ quân Tây Sơn hành quân nhanh chóng vì Nguyễn Huệ đã bố trí 3 người 1 tốp thay nhau 2 người cáng 1 đi suốt ngày đêm.
TheoQuân doanh kỳ lượccủaTrần Nguyên Nhiếp(là bí thư dưới quyền Tôn Sĩ Nghị), nghe tin thám tử quân Thanh các nơi chạy về báo Nguyễn Huệ đang lấy thêm lính Thanh – Nghệ và sắp đánh ra bắc, Tôn Sĩ Nghị vội cho quân tập dượt để chuẩn bị tác chiến, sai phó tướngHứa Thế Hanhtrực tiếp chỉ huy mặt trận phía namThăng Long[30].
Chia đường xuất phátSửa đổi
Theo các nhà nghiên cứu hiện đại, Quang Trung chia quân làm 5 đạo: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ông phân quân cũ cho các tướng còn tự mình chỉ huy số quân mới tuyển để những người lính mới yên tâm chiến đấu. Các giáo sĩ phương Tây khi nhìn thấy đạo quân Tây Sơn này đã mô tả họ tàn tạ như nhữngbệnh nhândo cuộc hành quân gấp gáp (dù họ chưa phải chiến đấu trận nào).
Đạo quân doQuang Trungchỉ huy cóNgô Văn SởvàPhan Văn Lânlàm tiên phong, có cả tượng binh và kỵ binh đánh vào chính mặt nam Thăng Long.
Đạo quân dođô đốc Tuyếtchỉ huy theo đường thuỷ tiến vàosông Lục Đầu, đánh đồn quân cần vương củaLê Duy KỳởHải Dương, chặn đường rút của quân Thanh bên kiasông Hồng.
Đạo quânđô đốc Lộcchỉ huy cùng đạo quân đô đốc Tuyết theo đường thuỷ tiến vàosông Lục Đầu, tới đây tách ra đi gấp lênPhượng Nhãn,Lạng Giangchặn đường rút của quân Thanh phía bắc.
Đạo quânđô đốc Bảochỉ huy, cũng có tượng binh và kỵ binh theo đườngỨng Hoà(Hà Tây) ralàng Đại Áng, phối hợp với cánh quân Quang Trung đánhđồn Ngọc HồicủaHứa Thế Hanh.
Đạo quânđô đốc Longchỉ huy, cũng có tượng binh và kỵ binh theo đườngChương Đức, hướng lênSơn Tâynhưng sẽ rẽ quặt sanglàng Nhân Mụctập kíchđồn Khương ThượngcủaSầm Nghi Đốngvà tiến vàoThăng Longtừ hướng tây.
Đến nay, còn nhiều tranh luận chưa đi đến thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về người chỉ huy đánh đồn Khương Thượng. Giáo sưNguyễn Phan Quangtrong “Phong trào nông dân Tây Sơn” nêu các giả thuyết khác nhau. Có thuyết cho rằng người chỉ huy là đô đốc Long, có ý kiến cho rằng đó là tướngĐặng Tiến Đông. Lại có ý kiến cho rằng hai người là một; và ý kiến khác cho rằng đô đốc Long thực ra tên là đô đốc Mưu…[31].
Ngày 30 tháng chạp, Quang Trung cho quân ăn tết trước rồi hạ lệnh tiến quân. Ông hẹn với ba quân mồng 7 tháng Giêng âm lịch sẽ vào ăn tết ởThăng Long.
Tăng quân ở Nghệ An
Ngày 29 tháng 11, quân Tây Sơn đến Nghệ An, đóng lại hơn 10 ngày để tuyển thêm quân.
Về thái độ của dân chúng, sử gia Nguyễn Khắc Thuần trong sách Đại cương Lịch sử cổ trung đại Việt Nam ghi thì thanh niên địa phương nô nức gia nhập hàng ngũ Tây Sơn[28] còn sử gia Tạ Chí Đại Trường trong sách Lịch sử nội chiến Việt Nam 1771- 1802 thì dẫn lại thư giáo sĩ Longer là người đương thời gởi cho Julliard cho biết quân Tây Sơn bắt lính “gay gắt đến nỗi người ta không biết trốn vào đâu để tránh quân dịch. Các kẻ sai nha đem chó theo để tìm người trong khu rừng bên cạnh như người ta tìm thú: người ta lấy dao xỉa vào các đống rơm dùng để đun nấu”[29] Số quân mới tuyển ở Nghệ An chưa được huấn luyện, cũng không có kinh nghiệm trận mạc nên khả năng chiến đấu kém xa đội quân Tây Sơn chính quy, nhưng vẫn có ích trong việc vận tải lương thực, xây cất doanh trại… Cứ 3 suất đinh thì lấy 1 suất lính, sau một thời gian ngắn, quân Tây Sơn đã có thêm hàng vạn người. Theo Đại Nam chính biên liệt truyện, số quân cũ và mới của Quang Trung là 10 vạn và hơn 100 voi chiến[2].
Quang Trung tổ chức duyệt binh và tiến ra bắc. Ngày 20/12, Quang Trung tiến đến Tam Điệp và tán thành chủ trương rút lui của Ngô Thì Nhậm.
Theo sách Lê triều dã sử, sở dĩ quân Tây Sơn hành quân nhanh chóng vì Nguyễn Huệ đã bố trí 3 người 1 tốp thay nhau 2 người cáng 1 đi suốt ngày đêm.
Theo Quân doanh kỳ lược của Trần Nguyên Nhiếp (là bí thư dưới quyền Tôn Sĩ Nghị), nghe tin thám tử quân Thanh các nơi chạy về báo Nguyễn Huệ đang lấy thêm lính Thanh – Nghệ và sắp đánh ra bắc, Tôn Sĩ Nghị vội cho quân tập dượt để chuẩn bị tác chiến, sai phó tướng Hứa Thế Hanh trực tiếp chỉ huy mặt trận phía nam Thăng Long[30].
Chia đường xuất phátSửa đổi
Theo các nhà nghiên cứu hiện đại, Quang Trung chia quân làm 5 đạo: tiền, hậu, tả, hữu và trung quân. Ông phân quân cũ cho các tướng còn tự mình chỉ huy số quân mới tuyển để những người lính mới yên tâm chiến đấu. Các giáo sĩ phương Tây khi nhìn thấy đạo quân Tây Sơn này đã mô tả họ tàn tạ như những bệnh nhân do cuộc hành quân gấp gáp (dù họ chưa phải chiến đấu trận nào).
Đến nay, còn nhiều tranh luận chưa đi đến thống nhất giữa các nhà nghiên cứu về người chỉ huy đánh đồn Khương Thượng. Giáo sư Nguyễn Phan Quang trong “Phong trào nông dân Tây Sơn” nêu các giả thuyết khác nhau. Có thuyết cho rằng người chỉ huy là đô đốc Long, có ý kiến cho rằng đó là tướng Đặng Tiến Đông. Lại có ý kiến cho rằng hai người là một; và ý kiến khác cho rằng đô đốc Long thực ra tên là đô đốc Mưu…[31].
Ngày 30 tháng chạp, Quang Trung cho quân ăn tết trước rồi hạ lệnh tiến quân. Ông hẹn với ba quân mồng 7 tháng Giêng âm lịch sẽ vào ăn tết ở Thăng Long.
– Chiến thuật của Ng Huệ: rút lui nhử địch vào trận địa mai phục