Cách đạo tuyen dụng quan lại được tiến hành như thế nao

By Anna

Cách đạo tuyen dụng quan lại được tiến hành như thế nao

0 bình luận về “Cách đạo tuyen dụng quan lại được tiến hành như thế nao”

  1.  Là phương thức tuyển dụng con cháu của quý tộc công thần và quan chức dựa trên ân trạch của ông cha. Đây là phương thức tuyển dụng quan chức chủ yếu thời Lý – Trần. Tuy nhiên thủ tục và đổi tượng tuyển dụng không được ghi chép rõ ràng trong chính sử. Theo ghi chép của “Đại Việt sử kí toàn thư”, đối tượng được hưởng lệ nhiệm tử khá rộng bao gồm con cháu những người đã được nhà nước phong quan tước. Thông qua lệ nhiệm tử, các chức vụ trong chính quyền trung ương và địa phương được trao cho người trong hoàng tộc. Lệ nhiệm tử thời Hậu Lê và thời Nguyễn được quy định chặt chẽ về đối tượng, thể lệ và phạm vi tuyển dụng và được gọi là lệ Ấm sung. 

    Trả lời
  2. 1. Các phương thức tuyển chọn quan lại thời Lê sơ

    1.1 Phương thức khoa cử

    Nhà Lê sơ lấy phương thức khoa cử làm phương thức chủ yếu để tuyển chọn quan lại. Vua Lê Thái Tông từng nói: “Muốn có được nhân tài, trước hết phải lựa chọn kẻ sĩ, mà phép lựa chọn kẻ sĩ trước hết phải lấy thi cử làm đầu…”(2). Ông cho định rõ thể lệ thi, với 3 kỳ thi chính. Kỳ thi Hương là kỳ thi được tổ chức hàng năm tại địa phương. Trước khi thi Hương, thí sinh phải nộp lý lịch ông cha ba đời, gọi là Lệ Bảo kết. Theo đó, người nào thực có đức hạnh mới được khai vào sổ ứng thi. Sau Lệ Bảo kết, thí sinh phải thi khảo hạch viết “ám tả cổ văn”(3) để loại bớt những người không đủ trình độ. Vượt qua vòng khảo hạch này, thí sinh tiếp tục vào thi 4 kỳ, đậu kỳ trước mới có quyền vào thi kỳ sau. Kỳ nhất, thi kinh nghĩa và truyện nghĩa (là những thể văn rút ra trong sách của các hiền nhân hay kinh điển Nho giáo). Kỳ nhì, thi 3 bài thể hiện kỹ năng trong việc viết lách, lập luận, gồm: chiếu (tờ mệnh lệnh của vua), biểu (tờ tâu của các quan dâng lên vua) và chế (tờ pháp luật do vua ban hành). Kỳ ba, thí sinh thi thơ, phú thể hiện tài năng văn chương của mình. Kỳ tư, làm một bài văn sách (sách là mưu lược, chiến thuật – văn sách là viết về một vấn đề mưu lược như cách trị dân, kinh bang tế thế…). Thông qua bài văn sách, thí sinh trả lời những câu hỏi thể hiện kiến thức và mưu lược của mình trong cách tề gia, trị quốc… Ngoài ra còn có những câu hỏi liên quan đến lịch sử và một số vấn đề có tính thời sự của xã hội đương thời. Thi Hội là kỳ thi ba năm tổ chức một lần tại triều đình. Thi Đình là kỳ thi tổ chức một lần tại triều đình; không có thể lệ chung cho mọi cuộc thi. Vua trực tiếp ra đề và chấm bài. Đối tượng tham gia phải là những người đỗ trong kỳ thi Hội. Những người trúng tuyển kỳ thi Đình được gọi chung là tiến sĩ nhưng có sự phân biệt cao thấp. Dựa vào kết quả cao thấp đó, người đỗ đạt sẽ được bổ vào những chức vụ phù hợp với năng lực, trình độ của họ. Người đỗ đạt trong các cuộc thi Hương, thi Hội thường được bổ vào hệ thống quan lại của chính quyền địa phương; người đỗ cao trong cuộc thi Hội, thi Đình thường được bổ vào hàng ngũ quan lại triều đình trung ương. Sau khi đỗ kỳ thi Đình, các tiến sĩ sẽ được “Bia đá đề danh”, “Vinh quy bái tổ”.

    Để tìm nhân tài cho đất nước và loại trừ các hành vi tham nhũng trong các kỳ thi, việc tổ chức thi cử dưới thời Lê sơ diễn ra rất nghiêm túc, chặt chẽ. Luật nhà Lê quy định và xử lý nghiêm các hành vi gian lận trong khi thi hay mượn người thi hộ. Ai tự tiện vào cửa trường thi để đi thi thay cho người khác thì bị xử tội đồ, suốt đời không được đi thi và không được bổ dụng. Giám sát trường thi không cho sĩ tử mang sách vở vào trường thi (4). Để đảm bảo khách quan trong đánh giá kết quả thi, pháp luật nghiêm cấm sao chép, đánh tráo bài làm của thí sinh và không được làm giám khảo nếu có quan hệ nhân thân với thí sinh (5).

    Bộ Lại và Quốc Tử Giám là những cơ quan chịu trách nhiệm chính về hoạt động đào tạo, tuyển dụng nhân tài bằng khoa cử. Để bảo đảm công bằng, khách quan, tránh tiêu cực trong thi cử, hoạt động của những cơ quan này vừa chịu trách nhiệm trước nhà vua, vừa chịu sự giám sát của Bộ Lễ và Lại Khoa. Lại Khoa được nhà vua giao phó việc kiểm tra hoạt động thi cử, tuyển dụng; nếu phát hiện những biểu hiện gian lận, tiêu cực thì Lại Khoa có quyền chất vấn Bộ Lại, đồng thời báo cáo và tham mưu, tư vấn cho nhà vua biện pháp xử lý. Hình thức tuyển dụng quan lại bằng khoa cử thời Lê sơ có nhiều điểm tích cực, đó là đánh giá đúng năng lực của người làm quan theo những tiêu chí cụ thể, thống nhất; khách quan, công bằng, tránh được tình trạng kết bè, kéo cánh; quan lại được đào tạo quy củ, loại bỏ những người không đủ điểu kiện làm quan. Tính khách quan trong việc tuyển chọn quan lại một mặt thúc đẩy mọi người trong xã hội học tập; đồng thời triệt tiêu những điều kiện nhằm lợi dụng việc coi thi, chấm thi để nhũng nhiễu. Phan Huy Chú ca ngợi: “Khoa cử các đời thịnh nhất là thời Hồng Đức” (6).

    1.2 Phương thức tập ấm

    Tập ấm hay còn gọi là nhiệm tử. Tức là tùy theo chức tước của quan lại mà giới hạn số đời, số người, cấp bậc được bổ dụng, phong ấm cho con cháu của họ. Ở địa phương, sau khi đã có chút chữ nghĩa, đủ tuổi trưởng thành, con quan được phép tới công đường phụ giúp cha trong việc cai trị. Qua đó họ học tập được kỹ năng quản lý hành chính, quy tắc cai trị, tích cóp kinh nghiệm… Khi viên quan cai trị về trí sĩ, triều đình sẽ luận công, định rõ đóng góp và quyết định cho một hay một số con cháu ông ta được tập ấm. Phương thức này tuyển chọn được một bộ phận quan lại, buộc họ vào trách nhiệm với một tâm thế luôn cố gắng vươn lên cho xứng đáng với cha – ông của mình. Người hưởng tập ấm ra làm quan được tạo điều kiện rèn luyện, phấn đấu để trở thành vị quan tốt, làm rạng danh tổ tiên, dòng tộc; trở thành tấm gương cho con cháu, tạo ra nề nếp giáo dục khuôn mẫu trong gia đình theo tinh thần “tiên trị kỳ gia, hậu trị kỳ quốc”(7). Tuy nhiên, phương thức tuyển chọn này có hạn chế là người làm quan không trải qua các kỳ thi, sát hạch, chưa được đào tạo, trang bị kiến thức, kỹ năng cơ bản, năng lực chưa được kiểm chứng,… nên dễ tha hóa, biến chất, biến con đường hoạn lộ trở thành phương tiện để tư lợi. Với chế độ tập ấm, nhà nước Lê sơ một mặt hình thành được đội ngũ quan lại còn thiếu sau chiến tranh; mặt khác phản ánh sự ghi nhận công trạng của đội ngũ quan lại với triều đình nhà Lê sơ theo tinh thần “trọng thị công thần”.

    1.3 Phương thức bảo cử, tiến cử

    Theo lệ này, những người tài đức có nguyện vọng gánh vác công việc triều chính sẽ được nhà vua trọng dụng mà không phải trải qua bất cứ kỳ thi hay sát hạch nào. Điều này rất quan trọng và có ý nghĩa to lớn, khắc phục kịp thời việc thiếu người làm việc trong bộ máy nhà nước, nhất là trong giai đoạn mới thành lập vương triều, hay trong những hoàn cảnh xã hội biến động, còn nhiều rối ren không thể tổ chức khoa cử. Nhận xét về lệ bảo cử, Phan Huy Chú viết: “Lệ bảo cử bắt đầu xuất hiện vào thời Hồng Đức. Bấy giờ việc làm ấy rất quan trọng mà trừng phạt lại nghiêm, cho nên không ai dám bảo cử thiên tư, các chức đều xứng đáng, cuối cùng thu được hiệu quả là chọn được người tài”(8). Với phương thức tiến cử, bảo cử, nhà Lê sơ đã không bỏ sót nhân tài. Có lẽ, đây là một trong những nguyên nhân lý giải cho sự thịnh vượng chung của triều đại Lê sơ, trong đó đặc biệt là sự phát triển vượt bậc và hiệu quả rất cao trong quá trình quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương. Hình thức tuyển dụng này cũng dễ phát sinh tiêu cực, nhũng nhiễu giữa người đề cử và người được đề cử nên pháp luật đã quy định chặt chẽ tiêu chuẩn của các bên. Vua Lê Thái Tổ giao nhiệm vụ cho các quan tam phẩm trở lên tiến cử những người có đức, tài ra làm quan, đồng thời quy định trách nhiệm của người để cử; nghiêm khắc xử phạt những người “cống cữ phi nhân” (đề cử người không đủ phẩm hạnh). Điều 78 chương Vi chế Bộ luật Hồng đức quy định: “Những người làm nhiệm vụ cử người mà không cử được người giỏi thì bị biếm hoặc phạt theo luật nặng nhẹ; nếu vì tình riêng hoặc lấy tiền thì xử tội nặng thêm hai bậc”(9). Còn người được tiến cử phải là những người có tài năng, đức độ thực sự, đã có kinh nghiệm quan trường cũng như khả năng thực tế đáp ứng được yêu cầu công việc đặt ra.

    1.4 Phương thức bầu cử

    Phương thức bầu cử được áp dụng đối với chức danh xã trưởng. Hình thức bầu xã trưởng là mới so với các triều đại trước, ở triều Lý, Trần, người đứng đầu xã là xã quan do triều đình trung ương cử xuống. Thời Lê Thánh Tông, xã quan đổi thành xã trưởng phải do dân thuộc làng xã đó bầu căn cứ theo tiêu chuẩn mà nhà nước đã đặt ra. Xã trưởng phải có xuất thân Nho học, là giám sinh, sinh đồ, có hạnh kiểm, phải trên 30 tuổi và làm việc cẩn thận, chu đáo mới được đưa ra dân bầu. Người trúng xã trưởng phải được triều đình trung ương công nhận. Xã trưởng vừa là người đại diện cho nhân dân trong làng xã, vừa là tai mắt của triều đình trung ương trông coi việc thu thuế, kiểm tra dân đinh cho nhà nước. Việc bầu cử thể hiện tính chất dân chủ rộng rãi đối với cấp chính quyền cơ sở, thể hiện tầm nhìn rộng của vua Lê Thánh Tông. Ông nắm rõ đặc điểm cơ cấu kinh tế, xã hội, văn hóa làng xã. Bầu xã trưởng là để phát huy thế mạnh của lối sống làng xã, thông qua đó thực thi chính sách quản lý của nhà nước.

    Có thể thấy các hình thức tuyển chọn quan lại của nhà Lê sơ rất đa dạng; trong đó có nhiều hình thức mới. Các quy định về tuyển chọn có quy trình chặt chẽ, nghiêm ngặt, thi cử nghiêm minh. Bảo cử, tiến cử minh bạch, hiệu quả. Tiêu chí tài và đức là tiêu chuẩn hàng đầu để tuyển chọn quan lại. Điều đó cho thấy sự tiến bộ vượt trội trong nhận thức về cách thức tuyển chọn quan lại của triều Lẽ sơ với các triều đại trước đó. Với sô’ lượng quan lại đông đảo (so với đương thời), nhưng quan lại triều Lê sơ là một đội ngũ có trình độ tri thức, chuyên môn nghiệp vụ cao, có đạo đức và ý thức trách nhiệm bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.

    2. Những giá trị tham khảo cho công tác tuyển chọn cán bộ, công chức hiện nay

    Một là, tuyển chọn quan lại là nhiệm vụ được tiến hành thường xuyên của nhà Lê sơ nhằm kịp thời cung cấp những người có năng lực thực sự cho các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Điều đó chứng tỏ nhà Lê coi trọng “đầu vào” của đội ngũ quan lại. Các phương thức tuyển chọn phong phú, đa dạng và đều có những tiêu chí cụ thể để có đội ngũ quan lại có dạo đức, năng lực, bản lĩnh, lập trường của kẻ sĩ. Ngày nay, các phương thức tuyển chọn cán bộ, công chức cũng cần phải được tiến hành thường xuyên, luôn đổi mới, đa dạng và linh hoạt. Đa dạng hóa các hình thức tuyển dụng cán bộ, công chức như: thi tuyển, xét tuyển, tiến cử – bảo cử và bầu cử. Mỗi phương thức cần phải có các tiêu chí và quy định cụ thể. Có như vậy mới xây dựng được một đội ngũ cán bộ, công chức đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và thể hiện việc trọng dụng nhân tài “không để sót, không dùng lầm người hèn kém”, cần làm tốt hơn nữa việc thu hút nhân tài; khi đã có nhân tài cần có chính sách “giữ chân” để họ có cơ hội cống hiến tài năng của mình với những vị trí phù hợp.

    Hai là, nhà Lê đã chọn phương thức thi cử là phương thức chủ yếu để tuyển chọn quan lại với các quy định khắt khe.

    – Với Lệ Bảo kết thi Hương, rõ ràng, tư cách người dự thi tuyển đã được lựa chọn kỹ theo trình độ học vấn và tiêu chí phẩm hạnh đương thời. Ngày nay, việc tiến hành một kỳ thi duy nhất Trung học phổ thông (THPT) đang tồn tại những hạn chế nhất định; trong đó có việc kiểm soát ra sao và như thê’ nào về đạo đức thí sinh. Những quy định khen thưởng, kỷ luật học sinh được ban hành đã gần 3 thập niên nên không còn phù hợp (xếp loại hạnh kiểm hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo; học sinh có học lực yếu kém thì hạnh kiểm sẽ bị hạ xuống một bậc dù không vi phạm quy định gì về chuẩn mực đạo đức; có học sinh không mắc lỗi nhưng không tham gia bất kỳ hoạt động tập thể nào, lối sống bàng quan, vô cảm…). Hiện nay chưa có quy định nào nghiêm cấm hoặc hướng dẫn đánh giá cụ thể về các tình huống này. Mặt khác, pháp luật hiện hành không quy định rõ tiêu chuẩn chính trị, phẩm chất đạo đức cũng như lý lịch gia đình và bản thân thí sinh như thế nào và nếu có thì lại nằm trong các văn bản lưu hành nội bộ ngành, không công khai như công an, quân đội. Vì vậy, cần phải có những quy định mới cụ thể, chi tiết để tránh những khó khăn, vướng mắc nảy sinh.

    – Với kỳ thi Hương thời Lê sơ (tương đương với kỳ thi tốt nghiệp THPT và đại học ngày nay): sau khi xem xét lý lịch và yêu cầu làm bài văn ám tả, thí sinh phải trải qua 4 kỳ thi, qua được kỳ trước mới có quyền tiếp tục thi kỳ sau; hỏng ở bất kỳ kỳ nào thì lập tức bị loại, người đỗ ở kỳ cuối được quyền thi ở những bậc cao hơn. Ngày nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có những quy định cụ thể hơn để sàng lọc trước các kỳ thi quốc gia, tránh tình trạng học sinh nào cũng có thể đăng ký thi dù trình độ rất bất cập, gây quá tải và việc sàng lọc lấy người thực học thêm khó khăn. Đặc biệt, nếu phát hiện thi hộ, gian lận thi cử, cần có chế tài mạnh mẽ như nhà Lê sơ đã làm như bị xử tội đồ, suốt đời không được đi thi và không dược bổ dụng.

    – Với kỳ thi Hội và thi Đình (tương đương kỳ thi tuyển công chức ngày nay): các kỳ thi đều có bài thi về soạn thơ phú, chiếu, chế, biểu; hiểu biết lịch sử, “sử khả lập thân”, về lý số và đạo trị dân; bàn về chính sự của các triều đại trước để đưa ra những kinh nghiệm về tề gia, trị quốc… Ngày nay, các thí sinh tham dự tuyển công chức thi môn kiến thức chung, thi viết và trắc nghiệm về nghiệp vụ chuyên ngành theo yêu cầu của vị trí việc làm. Ngoài ra, thí sinh phải thi hai môn ngoại ngữ, tin học. Tuy nhiên, những bài thi còn mang nặng tính lý thuyết, yếu tố thực tiễn chưa được đề cao. Nên chăng, trong các nội dung thi tuyển CBCC cũng cần bổ sung bài thi hiểu biết về lịch sử gắn với thực tiễn đất nước.

    – Để tìm nhân tài cho đất nước và loại trừ các hành vi tham nhũng trong các kỳ thi, việc tổ chức thi cử dưới thời Lê sơ diễn ra rất nghiêm túc, chặt chẽ, có quy định và xử lý nghiêm các hành vi gian lận trong khi thi hay mượn người thi hộ. Ngày nay, để tuyển được cán bộ, công chức có năng lực thực sự, thi tuyển phải nghiêm, nội dung thi phải phù hợp, hình thức tuyển chọn phải đa dạng. Những người trong hội đồng tuyển dụng cán bộ, công chức với giám khảo và người dự thi phải hoàn toàn độc lập với nhau. Khâu coi thi phải chặt, kỷ luật trường thi phải nghiêm. Đối với những trường hợp vi phạm phải xử lý thật nghiêm minh, nhất là người trong hội đồng tuyển dụng. Phải gắn những sai phạm đó với trách nhiệm công vụ. Khi thi nghiêm, tuyển chặt sẽ bảo đảm kết quả thi tuyển được công bằng, khách quan, chính xác, tránh được những “ưu tiên” bất hợp lý. Kết quả bài làm của thí sinh phải phản ánh đúng năng lực, trình độ của thí sinh. Trong thi tuyển phải đánh giá đúng năng lực, trình độ của người dự tuyển và phải đạt những yêu cầu kỹ năng cần có của vị trí dược tuyển dụng.

    Ba là, ngoài thi cử, cần phối hợp các phương thức tuyển dụng khác như tiến cử, bảo cử và bầu cử.

    Với phương thức tiến cử, bảo cử, bầu cử nhà Lê sơ đã không bỏ sót nhân tài và có quy định cần thiết để tránh sai sót, đề cử nhầm người. Ngày nay, trong tiến cử, bảo cử (hình thức bổ nhiệm chức danh lãnh đạo) thì người được bổ nhiệm phải đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn về năng lực và đạo đức, người giới thiệu phải chịu trách nhiệm về người được giới thiệu. Bầu cử chủ tịch xã thời Lê sơ là điểm tích cực, tiến bộ mà ngày nay chúng ta đang áp dụng dưới hình thức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và thí điểm nhân dân trực tiếp bầu chủ tịch xã. Trong bầu cử (nhất là việc bầu trực tiếp chức danh chủ tịch xã hiện nay) cần đưa ra tiêu chuẩn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hành chính, tiêu chuẩn đạo đức; tránh tư tưởng cục bộ địa phương, dòng họ; tránh hiện tượng mua chuộc cử tri bằng kinh tế..

    Ko bt đạo

    Trả lời

Viết một bình luận