Cách để nhận biết chất nào tác dụng với nước ở nhiệt độ thường và khí hidro tác dụng với những chất nào oxi tác dụng với những chất

Cách để nhận biết chất nào tác dụng với nước ở nhiệt độ thường và khí hidro tác dụng với những chất nào oxi tác dụng với những chất

0 bình luận về “Cách để nhận biết chất nào tác dụng với nước ở nhiệt độ thường và khí hidro tác dụng với những chất nào oxi tác dụng với những chất”

  1. TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA NƯỚC

    – Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…

        PTHH: K + H2O → KOH + H2

    – Tác dụng với mốt sô oxit bazo như CaO, K2O,… tạo ra bazo tương ứng Ca(OH)2, KOH,…

    – Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển xanh

       VD: K2O + H2O → 2KOH

    – Tác dụng với oxit axit như SO3, P2O5,… tạo thành axit tương ứng H2SO4, H3PO4,…

    – Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển đỏ

       VD: SO3 + H2O → H2SO4

    TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA HIDRO:

    Hidro tác dụng với Oxi

    Hidro có khả năng tác dụng với kim loại tạo thành muối hidrua

    M+H2 →toMHx

    Ví dụ:

    Na+H2 →toNaH

    Mg+ H2 →toMgH2

    -Tác dụng với phi kim

    Hidro tác dụng được với nhiều phi kim ở nhiệt độ cao 

    Ví dụ:

    2H2 + O2 → 2H2O

    3H2 + N2 → 2NH3

    H2 +S→ H2S

    *Tác dụng với phi kim halogen

    Khi hidro tác dụng với phi kim halogen tạo khí hiđro halogenua. Chúng dễ tan trong nước tạo thành dung dịch axít halogenhiđric.

    H2 + Cl2 →to 2HCl (Hidro Clorua)

    H2 + Br2 →to 2HBr

    H2 + I2 →to 2HI

    H2 + F2 →to 2HF

    – Tác dụng với oxit kim loại

    Hidro khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao tạo thành kim loại và hơi nước.

    Ví dụ: 

    Khí hidro tác dụng với đồng (II) oxit, sắt (II) oxit

    H2 + CuO → H2O+ Cu

    TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXI

    1. Tác dụng với kim loại

        Tác dụng với hầu hết kim loại (trừ au và Pt), cần có to tạo oxit:
               4Al + 3O2 -> 2Al2O3

                3Fe + 2O2 -> Fe3O4

    2. Tác dụng với phi kim

        Tác dụng với hầu hết phi kim (trừ halogen), cần có to tạo oxit:

                      C + O2 -> CO2

                             N2 + O2 -> 2NO

        ĐB: Tác dụng với H2 nổ mạnh theo tỉ lệ 2:1 về số mol:

                           2H2 + O2 -> 2H2O

    3. Tác dụng với hợp chất

        – Tác dụng với các chất có tính khử:

     2SO2 + O2 -> 2SO3

    2H2S + 3O2 -> 2H2O + 2SO2

        – Tác dụng với các chất hữu cơ:

    C2H5OH + 3O2 -> 2CO2 + 3H2O

    Chúc bạn học tốt nhá!!!

    Bình luận
  2. Nước tác dụng với kim loại

    Các kim loại tính kiềm mạnh như Li, Na, K, Ba, Ca… tác dụng với nước dễ dàng ở nhiệt độ thường tạo thành dung dịch bazơ và khí $H_2$ :

    Nước tác dụng với oxit bazo

    Nước tác dụng với oxit bazơ tạo thành dung dịch bazo tương ứng. 

    Nước tác dụng với oxit axit

    Nước tác dụng với oxit axit tạo thành axit tương ứng.

    Bình luận

Viết một bình luận