Cách phân biệt bài toán có lời văn tỉ lệ thuận và bài toán có lời văn tỉ lệ nghịch như thế nào? Các anh chị ơi giúp em với ạ .

Cách phân biệt bài toán có lời văn tỉ lệ thuận và bài toán có lời văn tỉ lệ nghịch như thế nào?
Các anh chị ơi giúp em với ạ .

0 bình luận về “Cách phân biệt bài toán có lời văn tỉ lệ thuận và bài toán có lời văn tỉ lệ nghịch như thế nào? Các anh chị ơi giúp em với ạ .”

  1. Đáp án:

     

    Giải thích các bước giải:

    mình chỉ giải thích như mình hiểu

    -Nghịch là đối nhau, nên khi cái này tăng thì cái kia giảm, và tăng giảm cho tích luôn = nhau. ví dụ dễ nhất là cùng 1 quãng đường, nếu thời gian càng tăng thì vận tóc càng giảm( nghĩ nhé, cậu đi bộ từ nhà đến trường, vận tốc đi bộ và thời gian tỉ lệ nghịch với nhau, nếu đi nhanh mất ít thời gian hơn đi chậm, thế thôi)

    -Còn thuận là cùng chiều, khi tăng hay giảm cái này thì cái kia cũng vậy, ví dụ dễ nhất là điểm số(điểm kiểm tra và điểm trung bình có tỉ lệ thuận, nếu kiểm tra càng cao thì trung bình càng cao) dễ hiểu mà ~~

    xin cau trả lời hay nhất ạ

    Bình luận
  2. Tỉ lệ nghịch: Tỉ lệ nghịch đối nhau. Trong bài toán nếu giá trị của đại lượng này giảm thì đại lượng kia tăng và ngược lại. Ta lấy VD: “2 người làm xong trong 4 ngày thì cần thêm mấy người để làm xong trong 2 ngày?”. Ta thấy nếu số người tăng thì số ngày giảm. “5 người làm xong trong 2 ngày thì nếu có 2 người nghỉ việc thì phải làm xong công việc trong mấy ngày”. Ta thấy nếu số người nhiều, số ngày làm việc giảm đi. Những VD trên là những VD về bài toán tỉ lệ nghịch. Tuy nhiên năng suất làm việc phải như nhau.

    *Lưu ý: Có nhiều bài toán tỉ lệ nghịch khác nhau.

    Tỉ lệ thuận: Tỉ lệ thuận là khi tăng hay giảm giá trị đại lượng này thì đại lượng kia cũng tăng hay giảm. VD: “1 kg thịt bò giá 50.000 đồng thì 2 miếng thịt bò bao nhiêu đồng?” Ta thấy số thịt càng nhiều, số tiền càng nhiều. “1 kg thịt bò 40.000 đồng, Bà A mua 3 kg tức 120.000 đồng. Rồi mà thấy mua 2 kg thôi đủ ăn rồi nên chỉ mua 2 kg. Tính số tiền” Ta thấy bà A mua càng nhiều, số tiền càng tăng, mua càng ít, số tiền càng giảm. “Ở một công tỷ, 12 người làm ra 19 sản phẩm. Hỏi 1 người làm ra bao nhiêu sản phẩm?”. Có số người nhiều làm ra sản phẩm nhiều, số người ít làm ra ít hơn. Năng suất làm việc như nhau.

    *Lưu ý: Có nhiều bài toán tỉ lệ thuận khác nhau.

    Bình luận

Viết một bình luận