1. Sơ cứu vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch
– Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương tới khi máu ngừng chảy.
– Sát trùng vết thương bằng cồn.
– Băng kín vết thương (có thể dùng băng dán với vết thương nhỏ và gạc với vết thương lớn).
2. Sơ cứu vết thương chảy máu động mạch
– Dò tìm vị trí động mạch phía trên vết thương (về phía gần tim).
– Dùng ngón tay ấn mạnh vào để cầm máu tạm thời. Với vết thương ở tay chân có thể dùng biện pháp buộc dây garô ở phía trên vết thương (cứ 15 phút lại nới dây garô).
Đáp án:
*Ở mao mạch, tĩnh mạch:
– Các bước tiến hành:
+ Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút (cho tới khi thấy máu không chảy ra nữa)
+ Sát trùng vết thương bằng cồn iôt
+ Khi vết thương nhỏ, có thể dùng băng dán (có bán phổ biến ở các cừa hàng thuốc)
+ Khi vết thương lớn, cho ít bông vào giữa 2 miếng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương và dùng băng buộc chặt lại
*Ở động mạch:
– Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh để làm ngừng chảy máu ở vết thương vài ba phút
– Buộc garô: dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng cao hơn vết thương (về phía tim), với lực ép đủ làm cầm máu.
– Sát trùng vết thương (nếu có điều kiện), đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồi băng lại.
– Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu
Chúc bạn học tốt!
Giải thích các bước giải:
1. Sơ cứu vết thương chảy máu mao mạch và tĩnh mạch
– Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương tới khi máu ngừng chảy.
– Sát trùng vết thương bằng cồn.
– Băng kín vết thương (có thể dùng băng dán với vết thương nhỏ và gạc với vết thương lớn).
2. Sơ cứu vết thương chảy máu động mạch
– Dò tìm vị trí động mạch phía trên vết thương (về phía gần tim).
– Dùng ngón tay ấn mạnh vào để cầm máu tạm thời. Với vết thương ở tay chân có thể dùng biện pháp buộc dây garô ở phía trên vết thương (cứ 15 phút lại nới dây garô).
– Sát trùng vết thương. Băng kín vết thương.
– Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.